Forbes

Ngân hàng: Không thiếu room tín dụng cho doanh nghiệp bất động sản

Lãnh đạo nhiều nhà băng nói “không thiếu room” hay chính sách để cho vay nhưng nhiều tài sản đảm bảo của doanh nghiệp chưa thỏa mãn điều kiện pháp lý.

Trong cuộc họp với Ngân hàng Nhà nước sáng nay (8/2), những nhà phát triển bất động sản hàng đầu, như Vingroup, Sungroup, Hưng Thịnh, cùng Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) đưa ra 17 kiến nghị. Trong đó, nhiều nhất là các vấn đề liên quan tín dụng – kênh dẫn vốn được xem là “lối thoát” về thanh khoản khi phát hành trái phiếu hay cổ phiếu đều gặp khó.

“Chúng tôi không xin giảm lãi, chỉ cần được tiếp cận khoản vay mới”, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA nói. Theo ông, 2023 là năm quyết định sống còn của các doanh nghiệp bất động sản, trong đó, nút thắt về dòng tiền để đảm bảo thanh khoản là vấn đề cần quan tâm nhất.

Tổng giám đốc Hưng Thịnh Land Lê Trọng Khương cũng kiến nghị cơ quan quản lý nới lỏng về room tín dụng. “Nới room để doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư, phát triển. Bởi trong bối cảnh hiện nay, các trái chủ đang rất lo ngại liệu doanh nghiệp có tồn tại được hay không, có bán được sản phẩm không?”, ông Khương chia sẻ.

Ông Phạm Thiếu Hoa, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinhomes, đề nghị làm rõ cách xác định mục đích vay vốn, bởi nhiều trường hợp đặt cọc, sáp nhập dự án nhưng được xem là hoạt động vay đầu tư cổ phiếu, cổ phần.

Ngoài ra, vấn đề lãi suất, các chính sách đặc thù cho chủ đầu tư lớn, các dự án có đầy đủ pháp lý cũng được ông nhắc tới. Đại diện Novaland đề nghị các ngân hàng cần có chính sách tái cơ cấu nợ, giãn nợ cho khách hàng, tìm giải pháp cho vấn đề ách tắc pháp lý…

Hội nghị tín dụng bất động sản được Ngân hàng Nhà nước tổ chức sáng 8/2. Ảnh: SBV
Hội nghị tín dụng bất động sản được Ngân hàng Nhà nước tổ chức sáng 8/2. Ảnh: SBV

Nhưng các ngân hàng lại có đánh giá khác với doanh nghiệp bất động sản.

Dư nợ tín dụng bất động sản đến cuối năm ngoái tăng hơn 24% so với cuối năm 2021 và là một trong những lĩnh vực có mức tăng cao nhất. Tỷ trọng dư nợ tín dụng cho bất động sản cũng chiếm tới 21,2% tổng dư nợ – mức cao nhất trong 5 năm qua. “Nếu nhìn từ những con số thống kê, tín dụng cho bất động sản có phải bị siết, nút thắt về vốn có thực sự chỉ do ngân hàng không”, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng đặt câu hỏi.

“Chúng tôi không thiếu room, lãi suất cũng luôn có những chương trình ở mức chấp nhận được”, ông Lưu Trung Thái, CEO Ngân hàng Quân đội (MB) khẳng định với các doanh nghiệp bất động sản.

Trước thềm hội nghị này, lãnh đạo Vietcombank cho biết đã họp cùng tổng giám đốc các ngân hàng thương mại lớn và thống nhất sẽ giảm lãi suất huy động nhằm hạ lãi cho vay nói chung và với doanh nghiệp bất động sản nói riêng.

Sự lệch pha và khó khăn thanh khoản, theo ông, là do cấu trúc của thị trường bất động sản “đang có vấn đề” và cũng do chính từ phía các doanh nghiệp.

Nhu cầu của khách hàng tại các thành phố như TP HCM, rất cao, còn nguồn cung căn hộ giảm mạnh. Theo lý thuyết, thị trường phải khởi sắc bởi cầu vượt cung. Tuy nhiên, vấn đề là 80% nguồn cung hiện nay là phân khúc cao cấp, khách hàng có nhu cầu nhưng không thể tiếp cận. Ngân hàng cũng thận trọng bởi tính thanh khoản.

Ngoài ra, một phần lý do, theo CEO MB là việc quản lý dòng tiền và xây dựng kế hoạch của nhiều doanh nghiệp. Ba năm gần đây, trái phiếu riêng lẻ trở thành kênh dẫn vốn với quy mô lớn. Tuy nhiên, việc huy động vốn quá dễ dàng khiến nhiều doanh nghiệp chủ quan, không có kế hoạch, dự báo phù hợp.

Không riêng MB, những nhà băng trong top đầu thị trường đều khẳng định, bất động sản không thiếu room tín dụng.

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng giám đốc Vietcombank, cho biết tín dụng cho bất động sản của ngân hàng này tăng 17% trong năm trước, cao hơn mức tăng bình quân. Trong đó, một số lĩnh vực, như khu công nghiệp, chế xuất, có dư nợ tăng tính bằng lần.

“Bất động sản khó khăn, chúng tôi còn lo hơn các anh chị”, ông Nguyễn Hoàng Dũng, Phó tổng giám đốc phụ trách điều hành VietinBank nói và ví von ngân hàng với bất động sản như những người “ngồi chung một chiếc thuyền”.

Theo ông, xét theo những con số thống kê, thực tế là ngành ngân hàng đang “ưu ái” cho bất động sản. Lĩnh vực này là một trong số 1.571 ngành nghề kinh doanh, nhưng chiếm tới 21% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Tức là, 1.570 ngành nghề còn lại đang chia nhau “miếng bánh” 79% tổng dư nợ. Tăng trưởng cho bất động sản cũng ở mức cao, tỷ trọng trong cơ cấu xấp xỉ cả những lĩnh vực được ưu tiên như nông nghiệp, nông thôn.

Room tín dụng không thiếu, vậy tại sao các doanh nghiệp bất động sản khó vay vốn? Vấn đề phần nhiều nằm ở pháp lý của các dự án, tài sản đảm bảo cho khoản vay – điều kiện quan trọng để được ngân hàng chấp thuận vay vốn.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA kiến nghị ngân hàng nên tạo điều kiện thuận lợi hơn, như giấp phép xây dựng có thể “du di” cho doanh nghiệp bởi việc xin cấp phép đôi khi phải mất rất nhiều thời gian, có khi tới hơn 12 tháng. Nhưng lập tức, các ngân hàng nói “không”.

“Trong khâu thẩm định chúng tôi có thể hỗ trợ các doanh nghiệp không cần trình ra giấy phép xây dựng, nhưng đến khi giải ngân thì chắc chắn phải có giấy phép”, CEO MB Lưu Trung Thái nói và cho biết, hỗ trợ doanh nghiệp nhưng có những quy trình phải làm đúng. Theo ông, vấn đề vướng mắc về thủ tục pháp lý hiện nay chiếm 70% khó khăn của lĩnh vực bất động sản.

Cũng như đề xuất này, với các đề xuất hỗ trợ khác, đại diện các ngân hàng cho rằng việc hỗ trợ, đồng hành phải dựa trên những cơ chế, chính sách trong khuôn khổ.

Một số dự án đủ điều kiện vay nhưng vẫn gặp khó, theo các nhà băng, do phải đảm bảo các tiêu chí quản trị rủi ro.

Nguồn vốn của ngân hàng hiện nay phần nhiều là vốn ngắn hạn, đến từ tiền gửi của dân cư. Tuy nhiên, nhu cầu vay của các doanh nghiệp bất động sản chủ yếu là trung – dài hạn. Việc sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn là một chỉ tiêu được các nhà băng kiểm soát chặt để đảm bảo vấn đề thanh khoản.

Trong câu chuyện lãi suất, các ngân hàng cho rằng, môi trường lãi suất cao hiện tại do nhiều yếu tố, trong đó lãi suất đầu vào cao là nguyên nhân chính. Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng chia sẻ thêm, mức đầu vào tăng, kết hợp với các cấu phần khác trong công thức tính lãi suất khiến ngân hàng không thể đưa ra con số quá thấp.

Với đề xuất cơ cấu nợ, giãn nợ, Phó tổng giám đốc VietinBank cho rằng, vấn đề của bất động sản là câu chuyện thị trường, nên để thị trường để tự điều tiết.

“Nếu nhóm này được giãn, cơ cấu nợ, doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác như dệt may, thủy sản, nông nghiệp sẽ đối xử như thế nào? Việc áp dụng một cơ chế đặc thù sẽ không đảm bảo nguyên tắc công bằng, minh bạch”, ông Dũng nói và cho rằng, doanh nghiệp bất động sản lúc này nên tự cơ cấu, bán bớt tài sản để cân đối tài chính.

Để tháo gỡ sự lệch pha giữa hai bên, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đề nghị ngân hàng và doanh nghiệp sẽ có những buổi trao đổi trực tiếp, nói rõ về những trường hợp nào đủ điều kiện vay, những trường hợp nào không và lý do cụ thể.

Ở khía cạnh doanh nghiệp, người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước đề nghị trong kế hoạch kinh doanh cần chú trọng hơn đến việc quản trị dòng tiền, xây dựng kế hoạch đầu tư phù hợp. “Có doanh nghiệp ngồi đây triển khai cùng lúc tới 50 dự án, liệu khi khó khăn có chủ động được hay không”, Thống đốc nói. Theo bà, bất động sản là tài sản lớn, nhưng việc bán dự án khi có vấn đề không phải dễ dàng. Doanh nghiệp cần tính toán, có dự báo, để chủ động trong mọi tình huống.

Cũng theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, dự kiến trong tháng 2, Thủ tướng Phạm Minh Chính, lãnh đạo Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước và các địa phương sẽ tiếp tục có cuộc gặp để tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và thị trường bất động sản.

Chủ tịch Novaland: Mong có cơ chế giãn nợ ngân hàng

Để có thời gian chờ thị trường phục hồi và hoàn thiện pháp lý, ông Bùi Thành Nhơn – kiến nghị các ngân hàng giãn, hoãn và giữ nguyên nhóm nợ trong 2-3 năm.

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến về tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản sáng 17/2, đại diện cho doanh nghiệp bất động sản, ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần tập đoàn địa ốc Nova (Novaland) kiến nghị Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước ban hành một quy định cho phép các ngân hàng giãn, hoãn 2-3 năm và giữ nguyên nhóm nợ cho các dự án bất động sản.

“Việc này để giúp các doanh nghiệp có thời gian chờ thị trường hồi phục và hoàn thiện pháp lý dự án. Việc trợ giúp kịp thời rất quan trọng nhằm phòng tránh 10-20% dư nợ của nền kinh tế bị chuyển sang nợ xấu”, ông nói.

Ông Bùi Thành Nhơn nêu kiến nghị tại hội nghị tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản sáng 17/2. Ảnh: VGP
Ông Bùi Thành Nhơn nêu kiến nghị tại hội nghị tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản sáng 17/2. Ảnh: VGP

Bên cạnh đó, ông Nhơn cũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ pháp lý tận gốc cho các dự án của doanh nghiệp trên cả nước.

Với lãi suất, theo ông, từ cuối năm ngoái, tốc độ tăng lãi suất khá nhanh, có khoản vay đã tăng gần 30%. Nếu mức tăng này tiếp tục duy trì thì dự án đang vay mức lãi suất cũ sẽ thành lỗ ở mức lãi suất mới. Do đó, doanh nghiệp đề nghị có biện pháp để giảm mặt bằng lãi suất huy động, qua đó nhanh chóng giảm lãi suất cho vay phục hồi thị trường. Ông cũng đề xuất các ngân hàng thương mại cũng nên giảm biên lợi nhuận để đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp.

Với trường hợp của Novaland, ông Nhơn cho rằng chỉ cần hoàn thiện một số thủ tục pháp lý, doanh nghiệp sẽ đủ điều kiện giải phóng hơn 10.000 tỷ đồng trên tổng số 25.000 tỷ đồng đang bị phong tỏa tại các ngân hàng. Không chỉ vậy, ông mong Thủ tướng chọn khu đô thị vệ tinh Aqua City tại tỉnh Đồng Nai làm dự án thí điểm để Tổ công tác của Thủ tướng cùng địa phương tháo gỡ khó khăn và thời gian tháo gỡ trong 1 tháng.

“Trong 1-2 tháng tới, nếu vấn đề này được giải quyết, Novaland sẽ có nguồn vốn để hoạt động bình thường”, ông Nhơn nói.

Khó khăn về vốn cũng được Thứ trưởng Xây dựng Nguyễn Văn Sinh nêu tại hội nghị. Ông cho biết, qua khảo sát, các doanh nghiệp đang rất khó khăn trong tiếp cận, vay vốn từ ngân hàng, tổ chức tín dụng. Lãi suất cho vay cuối năm ngoái tăng 2 đợt (vào tháng 9, tháng 11) cũng khiến doanh nghiệp khó khăn trong huy động vốn.

Ông Nguyễn Văn Sinh, Thứ trưởng Xây dựng. Ảnh: VGP
Ông Nguyễn Văn Sinh, Thứ trưởng Xây dựng. Ảnh: VGP

Trong báo cáo gửi trước thềm Hội nghị, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP HCM (HoREA), dẫn thông tin cho thấy quý III/2022 đã xuất hiện tình trạng doanh nghiệp bất động sản và người mua nhà ngày càng khó vay vốn tín dụng tại các ngân hàng thương mại, nhiều hợp đồng tín dụng bị ngưng giải ngân giữa chừng. Hiệp hội và nhiều chuyên gia đã đề nghị nới “room” tín dụng năm 2022 thêm 1-2% vào đầu quý IV nhưng đến gần cuối quý này, room mới được nới. Trong năm 2022, đã có 16 ngân hàng thương mại cam kết hỗ trợ giảm lãi vay cho một số đối tượng nhưng chỉ với giá trị khoảng 3.500 tỷ đồng.

Ông Châu cũng đặt vấn đề khi doanh nghiệp nói chung khó khăn, các ngân hàng lại có kết quả kinh doanh “tươi sáng”, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước trong suốt 3 năm Covid-19.

“Hy vọng các tổ chức tín dụng thấu hiểu và chia sẻ với cộng đồng doanh nghiệp như những người cùng trên một con thuyền”, ông nói.

HoREA theo đó đề nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cân nhắc “nới tiêu chí” nhưng không phải là “hạ chuẩn tín dụng” để doanh nghiệp bất động sản được tái cơ cấu khoản nợ vay tín dụng đến hạn’ giữ nguyên nhóm nợ, được “khoanh nợ xấu” đối với một số khoản nợ “nhóm 2, nhóm 3” để có thể được vay vốn tín dụng mới đối với dự án bất động sản có đầy đủ pháp lý, có tài sản bảo đảm, có tính khả thi, được tổ chức tín dụng đánh giá có khả năng trả lãi, trả nợ gốc.

Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc công ty GP.Invest cũng nêu quan điểm, bên cạnh sử dụng vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp chỉ dựa vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng và đối tác, kể cả đối tác nước ngoài để bổ sung nguồn vốn. Do vậy, trước thông tin Ngân hàng Nhà nước không siết tín dụng bất động sản vừa qua, doanh nghiệp cảm thấy yên tâm hơn vì sắp phải vay 8.000 tỷ thực hiện các dự án.

Ông đề xuất Ngân hàng nhà nước cho phép sử dụng tài sản hình thành trong tương lai tại dự án để vay vốn nếu phương án kinh doanh đảm bảo hiệu quả mà không phải sử dụng tài sản độc lập khác. Đại diện GP.Invest đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét lại hệ số rủi ro khi đánh giá các khoản vay bất động sản cho từng trường hợp cụ thể tùy thuộc vào tín nhiệm của mỗi khách hàn. Hiện hệ số rủi ro đồng loạt ở mức 200% với tất cả chủ đầu tư.

Ông nhấn mạnh, với bất động sản nói chung, tín dụng vẫn là “nguồn sữa” chính cho các doanh nghiệp nên chúng tôi đề nghị về chính sách tín dụng cần có “dự lệnh” trước khi ra “động lệnh” để tránh những khó khăn đột ngột cho doanh nghiệp như trong thời gian vừa qua.

Phát biểu tại Hội nghị, Tổng giám đốc Vietcombank Nguyễn Thanh Tùng, khẳng định ngân hàng không hạn chế cấp tín dụng đối với ngành bất động sản. Đến cuối năm ngoái, dư nợ tín dụng của mảng này tại ngân hàng tăng 17,46% so với cuối 2021, chiếm 20% tổng dư nợ chung.

Chủ tịch Novaland: Mong có cơ chế giãn nợ ngân hàng - 2

Ông cho biết Vietcombank cũng đang ưu tiên cấp tín dụng vào phân khúc bất động sản công nghiệp, khu chế xuất. Với lĩnh vực du lịch, sinh thái, nghỉ dưỡng, văn phòng, cao ốc thương mại, ngân hàng có nhiều hỗ trợ để hạn chế tác động của đại dịch như cơ cấu giữ nguyên nhóm nợ, áp dụng lãi suất ưu đãi, hạ lãi suất…Ngân hàng cũng sẽ cấp tín dụng có chọn lọc với từng phân khúc bất động sản này.

Với bất động sản đất, nhà ở, ông cho biết định hướng cấp tín dụng của Vietcombank là các khách hàng có nhu cầu mua để ở, có thu nhập ổn định, minh bạch. Ngân hàng cũng duy trì tài trợ với các dự án nhà, đất đáp ứng đầy đủ thủ tục pháp lý.

Nói thêm về vướng mắc trong quá trình cho vay bất động sản, ông Tùng cho rằng nguyên nhân là sự thay đổi văn bản pháp lý, chính sách qua các thời kỳ. Ngoài ra, việc cấp tín dụng cũng bị ảnh hưởng bởi sự thiếu cân đối trong nguồn cung trên thị trường (dư phân khúc cao cấp, thiếu hụt phân khúc phù hợp với túi tiền người dân), tồn tại hiện tượng đầu cơ, lướt sóng.

Ngoài ra, việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo ông còn nhiều tồn tại dẫn đến rủi ro thanh khoản của thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng như khả năng tiếp tục huy động vốn của các doanh nghiệp bất động sản qua kênh này. Từ đó, tác động lớn tới khả năng phát triển và hoàn thiện các dự án của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp bất động sản muốn gia hạn trái phiếu

Thị trường trầm lắng, vốn vay ngân hàng khó, các doanh nghiệp bất động sản kiến nghị được gia hạn trái phiếu đã phát hành, đến hạn thanh toán để bớt áp lực dòng tiền.

Phát biểu tại hội nghị trực tuyến tháo gỡ, thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản sáng 17/2, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty GP Invest, nhìn nhận một số doanh nghiệp đã “quá đà” trong phát hành trái phiếu để ôm dự án nên gây biến động cho thị trường tài chính, ảnh hưởng tới niềm tin thị trường bất động sản.

Theo số liệu của Bộ Xây dựng, đến cuối năm 2022, dư nợ trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ khoảng 2 triệu tỷ đồng, trong đó riêng trái phiếu doanh nghiệp bất động sản khoảng 400.000 tỷ đồng, chiếm trên 30%.

Năm nay sẽ có một lượng lớn trái phiếu doanh nghiệp đến hạn thanh toán trong bối cảnh thị trường bất động sản đang trầm lắng. Công ty Chứng khoán VNDirect ước tính giá trị đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp năm nay gần 273.000 tỷ đồng, tập trung nhiều vào quý II và III.

Bất động sản là ngành có giá trị trái phiếu đáo hạn lớn nhất với 102.570 tỷ đồng. Các doanh nghiệp có giá trị đáo hạn nhiều nhất là Novaland, Công ty cổ phần Saigon Glory, Công ty Phát triển Bất động sản An Khang.

Nguồn tiền từ trái phiếu cũng là một kênh vốn quan trọng, bên cạnh tín dụng, để các doanh nghiệp có nguồn xoay xở trong bối cảnh hiện nay. Khi nguồn tín dụng từ các ngân hàng vẫn thắt chặt, Chủ tịch GP Invest kiến nghị gia hạn các trái phiếu này để tháo bớt áp lực dòng tiền thanh toán cho các doanh nghiệp phát hành.

Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc, Công ty GP INVEST
Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc, Công ty GP INVEST

Sau đó, bên cạnh biện pháp cho hoán đổi nợ trái phiếu bằng tài sản, bất động sản của công ty phát hành, cần có cơ quan đứng ra đánh giá cụ thể với từng doanh nghiệp đang phải chuẩn bị thanh toán trái phiếu mà không cân đối được dòng tiền.

Với một số trường hợp cụ thể, các dự án của các doanh nghiệp này nếu khả thi về pháp lý, ông Hiệp kiến nghị nên cho Công ty mua bán nợ DATC hoặc VAMC tiếp cận đánh giá tài sản, dự án đang sử dụng trái phiếu, để có thể xử lý triệt để giúp làm hạ nhiệt thị trường.

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, cũng kiến nghị nên có hướng dẫn khuyến khích doanh nghiệp phát hành ra công chúng. Bộ Tài chính và Xây dựng có hướng dẫn “đổi trái phiếu lấy bất động sản”. Đây là một giải pháp mà Trung Quốc đã làm tốt. “Có hướng dẫn để nhất quán thực hiện, tránh xung đột, tranh chấp sau này”, ông Lực nói.

Số liệu của Ngân hàng Nhà nước nêu tại báo cáo gửi tới hội nghị hôm nay cho thấy đến cuối năm ngoái, các tổ chức tín dụng đã đầu tư trái phiếu bất động sản khoảng 79.519 tỷ đồng, giảm gần 18% so với cuối tháng 12/2021, chiếm 33% tổng số dư đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.

Tuy nhiên, tính cả đầu tư trái phiếu nhằm tăng quy mô vốn, cơ cấu lại nợ của các tổ chức phát hành trong lĩnh vực xây dựng, kinh doanh bất động sản, số dư đầu tư trái phiếu bất động sản của các tổ chức tín dụng đến cuối tháng 12/2022 là 117.016 tỷ đồng, chiếm 48,5% so với tổng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp toàn hệ thống, giảm 9,8% so với cùng kỳ 2021.

Cơ quan quản lý tiền tệ khẳng định, áp lực với tín dụng ngân hàng cho bất động sản vừa qua không phải do điều hành tín dụng, tức là Ngân hàng Nhà nước không siết, không thắt chặt tín dụng, mà do những khó khăn nội tại của thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

“Các doanh nghiệp phát hành trái phiếu để phát triển bất động sản nhưng chọn điều kiện phát hành dễ, không quản lý tốt dòng tiền nên bị động khi có sự cố xảy ra”, báo cáo Ngân hàng Nhà nước nêu.

Đại diện các bộ, ngành tham dự tại hội nghị tháo gỡ, thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản, ngày 17/2. Ảnh: VGP
Đại diện các bộ, ngành tham dự tại hội nghị tháo gỡ, thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản, ngày 17/2. Ảnh: VGP

Bộ Tài chính đang trình Chính phủ dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 65 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, ông Nguyễn Quốc Hiệp cho đây là một công cụ để các doanh nghiệp có thể huy động vốn nhàn rỗi từ thị trường.

Ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch Novaland cho rằng các nội dung trong dự thảo nếu được ban hành sẽ góp phần tháo gỡ rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, cũng như thị trường trái phiếu. Ông nói không chỉ doanh nghiệp bất động sản, mà các ngân hàng thương mại và người dân là các trái chủ đều mong các nội dung sửa đổi này được ban hành sớm.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Quốc Hiệp góp ý, việc dự thảo của Nghị định không quy định lượng trái phiếu được phép phát hành so sánh với vốn chủ sở hữu hoặc tài sản hiện có của doanh nghiệp có thể là một điều cần cân nhắc thêm.

Theo ông, dự thảo nên bổ sung quy định trách nhiệm của ngân hàng và công ty môi giới gắn với các công ty phát hành, để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra cho thị trường tài chính như thời gian vừa qua.

Bầu Tô Lâm Lamy Land Đam Mê Trái Bóng Tròn Cháy Bỏng

Bầu Tô Lâm khi gặp lại các cầu thủ Lamy Land nhân dịp đầu Xuân Quý Mão 2023 đã giao chỉ tiêu tiếp tục trụ hạng ở SPL-S5 (Giải vô địch bóng đá 7 người toàn quốc 2023 – khu vực miền Nam).

Tối 9-2 trên sân Thạnh Xuân Arena (quận 12) được Lamy Land chọn làm thời khắc để CLB thi đấu giao hữu, lấy may dịp đầu năm mới và tạo bước đà cho mùa giải mới. Buổi gặp mặt đầu tiên của năm mới, hầu hết các thành viên của đội bóng ngành bất động sản có mặt, được bầu Tô Lâm lì xì mừng tuổi và cùng lời hứa quyết tâm thi đấu tốt ở mùa giải 2023.

Đặc biệt hơn, khi bầu Tô Lâm bất ngờ đón nhận món quà sinh nhật đầy ý nghĩa được các thành viên trong đội tổ chức. Điều này đã làm bầu không khí đầu Xuân của CLB rộn rã tiếng cười, phấn khởi, ai cũng đều mong ước năm mới mọi điều tốt đẹp.

Các thành viên Lamy Land bất ngờ tổ chức sinh nhật cho bầu Tô Lâm

“Tôi mong muốn các thành viên trong ban huấn luyện và cầu thủ thể hiện tinh thần cống hiến và quyết tâm cao nhất, để năm mới Lamy Land có kết quả tốt đẹp. Trọng tâm năm nay của toàn đội là SPL-S5, với mục tiêu tiếp tục trụ hạng. Tôi biết mùa giải năm nay dự báo đầy khốc liệt và khó khăn. Nhưng năm ngoái, chúng ta đã làm được thì không có lẽ gì năm nay không tiếp tục phát huy tinh thần như thế. Chúc toàn thể các thành viên trong đội lẫn gia đình sức khỏe, vạn sự an lành”, bầu Tô Lâm phát biểu.

Bầu Tô Lâm lì xì các cầu thủ Lamy Land lấy hên đầu năm

Theo bầu Tô Lâm, để chuẩn bị cho SPL-S5, ông sẽ cùng ban huấn luyện lên kế hoạch hoạt động chi tiết. Trong đó, sẽ tìm kiếm và bổ sung những cầu thủ phù hợp với lối chơi, vận hành của CLB. Ngoài ra, Lamy Land dự kiến đăng ký thi đấu vài giải đấu ở TPHCM để thử nghiệm, lắp ráp đội hình, cũng như làm nóng trước khi bước vào mùa giải mới.

Mùa giải 2022, Lamy Land trong lần đầu tiên giành quyền dự vòng chung kết SPL đã thi đấu đầy xuất sắc để cán đích vị trí thứ 10/12 chung cuộc và trụ hạng thành công.

Vinhomes, Novaland, GP.Invest nêu loạt kiến nghị với Thủ tướng

Các doanh nghiệp bất động sản xin Thủ tướng khẩn cấp xem xét cho phép các ngân hàng giãn, hoãn và giữ nguyên các nhóm nợ, đồng thời tháo gỡ pháp lý tận gốc cho các dự án.

Sáng 17/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững. Tại đây, lãnh đạo Vinhomes, Novaland và GP.Invest đã đại diện cộng đồng doanh nghiệp nêu ra hàng loạt kiến nghị.

Doanh nghiệp chỉ xin hỗ trợ về cơ chế

Theo ông Phạm Thiếu Hoa, Chủ tịch HĐQT Vinhomes, thị trường bất động sản đang có những vướng mắc nổi cộm như thủ tục pháp lý phê duyệt dự án còn chậm, dòng vốn tín dụng hạn chế, nguồn cung nhà ở khan hiếm, cung cầu lệch pha, trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ không phát hành được.

Trong khi đó, bất động sản liên quan mật thiết đến nhiều ngành nghề kinh doanh và các chuỗi cung ứng khác, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến cuộc sống của hàng triệu lao động cũng như mang lại nguồn thu lớn cho Nhà nước.

“Nếu khó khăn tiếp tục kéo dài mà không có giải pháp kịp thời, sẽ có nhiều doanh nghiệp bất động sản phải đóng cửa, phá sản, nguồn cung nhà ở sẽ càng thiếu hụt”, ông Hoa nhấn mạnh.

thu tuong anh 1
Ông Phạm Thiếu Hoa, Chủ tịch Vinhomes mở đầu phát biểu đại diện cộng đồng doanh nghiệp bất động sản. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Riêng với Novaland, Chủ tịch Bùi Thành Nhơn nhấn mạnh doanh nghiệp chỉ xin hỗ trợ về cơ chế để tự vượt qua. Ông kỳ vọng Thủ tướng và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khẩn trương ban hành quy định cho phép các ngân hàng giãn, hoãn và giữ nguyên các nhóm nợ cho các dự án bất động sản trong 2-3 năm. Đồng thời, Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ pháp lý tận gốc cho các dự án trên địa bàn cả nước.

“Kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo chọn Khu đô thị Aqua City (Đồng Nai) để Tổ công tác thí điểm tháo gỡ khó khăn và Novaland mong ước thời gian tháo gỡ trong 1 tháng. Đây là mấu chốt, là dự án sống còn của Novaland trong thời điểm hiện nay, nếu dự án này được tháo gỡ sẽ là đầu mối tháo gỡ toàn bộ các khó khăn của Novaland để doanh nghiệp hoàn thiện dự án, thực hiện nghĩa vụ trả nợ trái phiếu, ngân hàng…”, ông Nhơn đề xuất.

Ông cho hay Novaland đang có 25.000 tỷ đồng bị phong tỏa tại các ngân hàng thương mại, trong đó theo các điều kiện tín dụng, khoảng hơn 10.000 tỷ đồng sẽ đủ điều kiện để giải tỏa khi Novaland hoàn thiện được một số thủ tục pháp lý. Nếu trong vòng 1-2 tháng tới vấn đề này được giải quyết, doanh nghiệp sẽ có nguồn vốn để tiếp tục hoạt động bình thường.

Tương tự, GP.Invest cũng đang có hàng loạt dự án nhà ở, văn phòng, cụm công nghiệp dự kiến triển khai với nhu cầu vay tín dụng khoảng 8.000 tỷ đồng trong thời gian tới. Chủ tịch Nguyễn Quốc Hiệp kiến nghị NHNN cho phép sử dụng tài sản hình thành trong tương lai của chính dự án xin vay làm tài sản đảm bảo nếu phương án có hiệu quả mà không phải sử dụng tài sản đảm bảo độc lập khác.

Chính sách tín dụng cần có ‘dự lệnh’ trước khi ra ‘động lệnh’ để tránh những khó khăn đột ngột cho doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc GP.Invest

Đồng thời, ông đề nghị NHNN xem xét lại hệ số rủi ro khi đánh giá các khoản vay bất động sản cho từng trường hợp cụ thể, tuỳ thuộc vào tín nhiệm của từng khách hàng, từng dự án mà không đánh giá hệ số rủi ro đồng loạt 200%.

“Với bất động sản nói chung, tín dụng vẫn là ‘nguồn sữa’ chính cho các doanh nghiệp nên chúng tôi kính đề nghị về chính sách tín dụng cần có ‘dự lệnh’ trước khi ra ‘động lệnh’ để tránh những khó khăn đột ngột cho doanh nghiệp”, ông Hiệp nói thêm.

Đồng thời, lãnh đạo các doanh nghiệp đều bày tỏ mong muốn NHNN sớm có biện pháp hạ nhiệt lãi suất, cũng như Chính phủ sớm ban hành Nghị định 65 sửa đổi để khơi thông các nguồn vốn lớn của thị trường.

Doanh nghiệp cần có trách nhiệm với người dân và xã hội

Trước phát biểu của lãnh đạo các doanh nghiệp, Thủ tướng yêu cầu các đơn vị phân tích rõ nguyên nhân, bài học kinh nghiệm trong quá trình điều hành, tổ chức, thực hiện ở tất cả chủ thể liên quan.

“Trong bối cảnh thị trường hiện tại, liệu giá nhà đã được điều tiết hợp lý? Các doanh nghiệp bất động sản cùng ngân hàng nên làm gì lúc này? Các cấp chính quyền sẽ có vai trò như thế nào? Làm thế nào để bảo vệ lợi ích hợp pháp của người dân theo đúng chủ trương lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ?”, người đứng đầu Chính phủ đặt câu hỏi.

thu tuong anh 2
Thủ tướng trao đổi với lãnh đạo các doanh nghiệp tại hội nghị. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh để có thể giải quyết vấn đề của thị trường bất động sản cần có tư duy, phương pháp và cách tiếp cận đúng đắn. Ví dụ, ngân hàng không thể tập trung vào bất động sản mà phải cân đối với những ngành khác như thủy sản, dệt may…

Hay với trường hợp dự án của Novaland tại Phan Thiết, Thủ tướng nhắc lại lập trường về nền kinh tế tuần hoàn. Những vùng đất đẹp và có lợi thế phải dành cho sản xuất kinh doanh. Qua hoạt động này, người dân mới có việc làm, từ đó địa phương thu hút người đến sinh sống. Khi đó, các căn hộ được giao dịch, bất động sản có động lực phát triển và nhiều đô thị được tạo ra.

Tuy nhiên, Thủ tướng khẳng định dự án của Novaland chưa đáp ứng được điều đó. Ông thẳng thắn nói doanh nghiệp đã phát triển một loạt bất động sản thuộc phân khúc cao cấp trong khi số lượng việc làm tại địa phương chưa nhiều.

Nếu việc “giải cứu” được diễn ra, các doanh nghiệp cần phải có trách nhiệm với người dân và xã hội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính

Theo Thủ tướng, câu chuyện Novaland là vấn đề chung của toàn ngành. Các đơn vị phải nhìn nhận để sửa đổi về quy hoạch, tạo công ăn việc làm, cơ cấu lại phân khúc để người nghèo, người có thu nhập trung bình sớm có cơ hội mua nhà.

Người đứng đầu Chính phủ khẳng định chính quyền không thể buông bỏ các doanh nghiệp vì điều này sẽ kéo theo nhiều thiệt hại cho người lao động, người mua hàng. Tuy nhiên, nếu việc “giải cứu” được diễn ra, các doanh nghiệp cần phải có trách nhiệm với người dân và xã hội.

Trước đó, phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng cũng nhấn mạnh tư duy, cách tiếp cận, xử lý vấn đề trong bối cảnh hiện nay phải đảm bảo cân bằng lãi suất và lạm phát, chính sách tiền tệ và tài khóa, giữa tình hình trong nước và ngoài nước.

“Về bất động sản cũng vậy, kinh tế thị trường nên chúng ta phải tuân thủ quy luật cung – cầu và tìm điểm cân bằng giữa cung – cầu này. Quy luật cung – cầu của bất động sản hiện nay điểm cân bằng là gì? Chính là giá cả mà giá cả hiện nay đã phù hợp với điều kiện, thu nhập bình quân đầu người của người dân chưa? Phải chăng chúng ta đang lệch pha về cung – cầu nhà đất”, Thủ tướng đặt vấn đề.

Thủ tướng cho biết sau hội nghị sẽ có Nghị quyết tiếp thu ý kiến của các đại biểu, trên cơ sơ đó chỉ đạo, triển khai các giải pháp sao cho hài hòa lợi ích của đất nước, doanh nghiệp và người dân.

Novaland đề nghị chọn dự án Aqua City làm thí điểm để giải cứu

Novaland mong muốn Thủ tướng chỉ đạo chọn Aqua City tại tỉnh Đồng Nai làm dự án thí điểm để Tổ công tác của Thủ tướng cùng địa phương tháo gỡ khó khăn, thời gian tháo gỡ trong 1 tháng.

Sáng 17/2, Novaland cùng với nhiều doanh nghiệp Bất động sản đã tham dự Hội nghị trực tuyến toàn quốc để thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn địa ốc Nova (Novaland) kiến nghị Quốc hội và Chính phủ xem xét chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ về cơ chế.

Ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn địa ốc Nova phát biểu tại Hội nghị.
Ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn địa ốc Nova phát biểu tại Hội nghị.

Cụ thể, Novaland kiến nghị: Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước ban hành một quy định cho phép các ngân hàng giãn, hoãn và giữ nguyên nhóm nợ cho các dự án bất động sản từ 2-3 năm để giúp các doanh nghiệp có thời gian chờ thị trường hồi phục và hoàn thiện pháp lý dự án.

Việc trợ giúp kịp thời rất quan trọng nhằm phòng tránh 10-20% dư nợ của nền kinh tế bị chuyển sang nợ xấu.

Doanh nghiệp kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ pháp lý tận gốc cho các dự án của các doanh nghiệp trên cả nước. Sự ách tắc này đã kéo dài rất nhiều năm nhưng chưa được giải quyết.

Novaland mong muốn Thủ tướng chỉ đạo chọn khu đô thị vệ tinh Aqua City tại tỉnh Đồng Nai làm dự án thí điểm để Tổ công tác của Thủ tướng cùng địa phương tháo gỡ khó khăn và thời gian tháo gỡ trong 1 tháng.

Hiện tại, Novaland đang còn 25 ngàn tỷ đồng bị phong tỏa tại các ngân hàng thương mại. Trong đó, theo các điều kiện cấp tín dụng, khoảng hơn 10 ngàn tỷ đồng sẽ đủ điều kiện để giải toả khi Novaland hoàn thiện một số thủ tục pháp lý. Nếu trong vòng 1-2 tháng tới, vấn đề này được giải quyết thì Novaland sẽ có nguồn vốn để hoạt động bình thường.

Lãi suất từ cuối năm ngoái tăng khá nhanh, có khoản vay lãi suất đã tăng gần 30%. Nếu mức tăng này tiếp tục duy trì thì dự án đang ở mức lãi suất cũ sẽ thành lỗ ở mức lãi suất mới.

Do đó, doanh nghiệp đề nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cũng như các ngân hàng thương mại có biện pháp để giảm mặt bằng lãi suất huy động, qua đó nhanh chóng giảm lãi suất cho vay phục hồi thị trường.

Riêng đối với các ngân hàng thương mại, doanh nghiệp đã đồng hành cùng ngân hàng trong nhiều năm, nay doanh nghiệp gặp khó khăn do lãi suất tăng cao thì các ngân hàng thương mại cũng nên giảm biên lợi nhuận để đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp.

“Việc sửa đổi Nghị định 65 đã soạn thảo từ đầu tháng 12/2022 nhưng đến nay vẫn chưa được ban hành. Với các nội dung trong dự thảo nếu được ban hành sẽ góp phần tháo gỡ rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, cũng như thị trường trái phiếu” ông Bùi Thành Nhơn nói và cho biết thêm, không chỉ doanh nghiệp bất động sản, mà các ngân hàng thương mại và người dân là các trái chủ đều mong các nội dung sửa đổi này được ban hành sớm.

Ông Nhơn đề xuất, các cơ quan truyền thông của Chính phủ có chiến lược hỗ trợ xây dựng lại niềm tin cho thị trường theo xu hướng ủng hộ những doanh nghiệp “người thật việc thật” đang tạo ra sản phẩm tốt cho xã hội, giúp thị trường phát triển theo hướng bền vững.

Việc vào cuộc mạnh mẽ của Chính phủ giúp tháo gỡ tận gốc pháp lý cho các dự án sẽ giúp giảm giá thành sản phẩm, tạo thông thoáng môi trường đầu tư thu hút nguồn vốn FDI, giúp phát triển đô thị, tăng nguồn thu ngân sách.

“Với sự hỗ trợ và tư vấn của nhiều đối tác tư vấn hàng đầu như EY- Parthenon, KPMG…, Novaland đang quyết liệt tiến hành tái cấu trúc toàn diện nhằm đưa ra những giải pháp cơ cấu tài chính phù hợp. Đồng thời nỗ lực cùng các đối tác, nhà thầu tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các dự án đang triển khai để bàn giao sản phẩm cho khách hàng… Cũng như các doanh nghiệp cùng ngành, Tập đoàn kỳ vọng Chính phủ và các cơ quan Ban ngành đẩy nhanh tiến độ giải quyết các khó khăn, vướng mắc, góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản ngày càng phát triển lành mạnh, bền vững”, đại diện Novaland chia sẻ.

Gỡ khó cho thị trường địa ốc: Bắt đầu từ đâu?

Dòng vốn bị tắc, pháp lý dự án chưa thông, tâm lý phòng thủ bao trùm lên thị trường, khiến doanh nghiệp và giới đầu tư địa ốc đang bị “ngộp thở”, loay hoay với bài toán làm thế nào để tồn tại.

Thanh khoản tắt, dự án đứng hình

“Thị trường quá khó khăn, không bán được hàng” là nhận định chung của hầu hết doanh nghiệp bất động sản qua trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư.

Ông Nguyễn Thanh Sang, Tổng giám đốc Công ty Bất động sản SG Holdings cho biết, cảm nhận sức cầu của thị trường đang tắt lịm. Tất cả các phân khúc đều “đứng hình”, bất kể sản phẩm tốt hay không tốt. “Đang là mùa xuân, nhưng thị trường vẫn ngủ đông – nỗi lo đáng sợ nhất của các doanh nghiệp đầu tư bất động sản và giới đầu tư, vì mất thanh khoản sẽ kéo theo hàng loạt khó khăn khác”, ông Chung nói.

Mất thanh khoản của thị trường đang diễn ra trên diện rộng ở hầu hết các thị trường, các phân khúc. Đây chính là nút thắt lớn nhất của thị trường hiện nay, cùng với việc dòng tiền bị tắc do không tiếp cận được nguồn vốn vay, khiến hàng loạt doanh nghiệp, dự án rơi vào tình trạng “nằm im, thở khẽ”.

Dạo một vòng quanh thị trường bất động sản phía Nam những ngày đầu năm mới Quý Mão, ghi nhận của phóng viên Báo Đầu tư cho thấy, từ hoạt động môi giới đến việc xây dựng tại nhiều công trình rơi vào cảnh đìu hiu. Tại một đại dự án bất động sản ở Đồng Nai, từng rất tấp nập cách nay không lâu, thì giờ đây thưa thớt bóng người. “Trước đây, mỗi ngày có cả ngàn công nhân ra vào tấp nập, nhưng gần đây, không thấy dự án hoạt động trở lại”, một chị bán nước trước cổng dự án này cho biết.

Gỡ khó cho bất động sản

Theo kế hoạch, ngày 17/2/2023, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh bền vững, với sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ. Hội nghị này đang được cộng đồng doanh nghiệp, giới đầu tư đặt nhiều kỳ vọng sẽ tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.

Một dự án bất động sản lớn ở Bình Dương, giáp ranh với địa bàn TP.HCM, do một tập đoàn bất động sản lớn tại TP.HCM làm chủ đầu tư, đã được cất nóc, nhưng nhiều tháng qua vắng bóng nhà thầu và công nhân xây dựng. Tại dự án này, khá nhiều người căng băng rôn đòi nhà, đòi lại tiền vì dự án bị trễ hẹn giao nhà.

Trao đổi với chúng tôi về thực trạng dự án trên, đại diện chủ đầu tư cho biết, việc Dự án bị tạm ngưng xây dựng và chậm tiến độ bàn giao nhà là có thật, do ngân hàng ngừng giải ngân vốn cho vay để xây dựng. “Doanh nghiệp hiện không còn cách nào khác là chờ đợi nguồn vốn từ ngân hàng để tiếp tục hoàn thiện dự án và chỉ mong khách hàng chia sẻ”, đại diện doanh nghiệp này chia sẻ.

Không chỉ với các dự án kể trên, theo ghi nhận của phóng viên Báo Đầu tư, từ cuối năm 2022 đến nay, phần nhiều dự án tại khu vực các tỉnh phía Nam rơi vào tình trạng “đứng hình”. Là người có thâm niên gần 20 năm trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, ông Dương Minh Tiến, Tổng giám đốc Công ty Bất động sản Asia New Time thốt lên rằng, chưa bao thị trường bất động sản điêu đứng như hiện nay. “Vấn đề của thị trường hiện nay không phải là giá cao hay thấp, cũng chưa hẳn nhà đầu tư không có tiền, mà là nhà đầu tư đang mất niềm tin vào thị trường và đang mang nặng tâm lý chờ đợi thị trường giảm giá thật sâu mới tính đến chuyện mua vào”, ông Tiến nói. Cũng theo ông Tiến, việc thị trường mất thanh khoản, dự án ngưng xây dựng không chỉ tác động trực tiếp tới các doanh nghiệp địa ốc, mà còn có thể dẫn đến tình trạng hàng loạt khách hàng đã mua nhà cũng “ngồi trên đống lửa” và kéo đến các doanh nghiệp đòi nhà hoặc đòi lấy lại tiền.

Loay hoay, mất phương hướng

Mới đây, một tập đoàn bất động sản hàng đầu ở khu vực phía Nam đã có thư gửi đến khách hàng đã mua nhà của mình và thông báo việc thay đổi chính sách hỗ trợ lãi suất cho người mua nhà. Với thông báo này, khách hàng đã mua nhà phải chủ động trả lãi vay hoặc tất toán khoản vay với ngân hàng, thay vì được phía các công ty hỗ trợ lãi vay như cam kết ban đầu.

“Từ giữa năm 2022, tình hình kinh tế thế giới và trong nước có những biến động lớn, gây ảnh hưởng và tác động nhiều mặt thị trường. Bên cạnh đó, lạm phát, tín dụng thắt chặt, mặt bằng lãi suất tăng… đã ảnh hưởng đến thanh khoản của hàng loạt doanh nghiệp và Công ty không phải ngoại lệ. Hiện nay, thanh khoản và dòng tiền của Công ty đều gặp khó khăn và ngoài tầm kiểm soát. Do đó, Công ty tạm hoãn thanh toán các khoản theo thỏa thuận ban đầu với quý khách”, tập đoàn này thông báo trong thư gửi khách hàng.

Có thể nói, thông báo trên như một “gáo nước lạnh” dội mạnh vào thị trường, vào niềm tin của người mua nhà, bởi đây là doanh nghiệp từng được biết đến là “sếu đầu đàn” trong việc triển khai nhiều đại dự án bất động sản, thu hút hàng ngàn người mua nhà. Đồng thời, đây cũng là sự cảnh báo về khó khăn dây chuyền sẽ xảy ra với nhiều người, nhiều ngành nghề liên quan. Theo ghi nhận, ngoài tập đoàn kể trên, nhiều doanh nghiệp bất động sản lớn khác cũng rơi vào tình trạng tương tự.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư về thực trạng của thị trường bất động sản, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HOREA) đánh giá, có thể nói, năm 2022 là năm khó khăn, khắc nghiệt nhất đối với tất cả doanh nghiệp bất động sản. Nhiều doanh nghiệp bất động sản đã phải quyết liệt tái cấu trúc, tái cơ cấu đầu tư, thay đổi phương án kinh doanh, phải dừng, đình hoãn hoạt động đầu tư, thi công dự án, thu hẹp quy mô sản xuất, chuyển nhượng bớt dự án, nhưng vẫn không tìm được nhà đầu tư, phải cắt giảm nhân lực, thậm chí có đơn vị giảm đến 50% số lao động, giảm 30-50% lương.

Theo ông Châu, hiện nay, nhiều doanh nghiệp bất động sản tuy có tổng tài sản có giá trị lớn và đã thực hiện nhiều biện pháp giảm sâu giá bán, tăng chiết khấu đến 45-50%, nhưng vẫn rất khó bán được hàng, vì hầu như không có người mua, nên doanh nghiệp thiếu tiền mặt, âm dòng tiền.

“Dự báo năm 2023 là năm ‘quyết định sống còn’ đối với các doanh nghiệp bất động sản, nếu không được hỗ trợ giải quyết nút thắt” về dòng tiền, thủ tục pháp lý để đảm bảo tính thanh khoản nhằm vượt qua giai đoạn cực kỳ khó khăn này, thì có thể dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp sẽ ‘chết’ trên đống tài sản”, ông Châu nói.

Gỡ khó thị trường bắt đầu từ đâu?

Chưa bao giờ, câu chuyện tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản được quan tâm như hiện nay. Điều này càng cho thấy, bất động sản có vai trò đặc biệt quan trọng đến sự phát triển chung của nền kinh tế, mà theo thống kê của nhiều chuyên gia, bất động sản có liên quan đến hàng loạt ngành nghề. Do vậy, vực dậy thị trường bất động sản sẽ vực dậy hàng loạt ngành nghề liên quan, chứ không đơn thuần là “giải cứu” doanh nghiệp bất động sản.

Theo ông Ngô Quang Phúc, Tổng giám đốc Công ty Bất động sản Phú Đông Group, khó khăn cơ bản đầu tiên của thị trường, của doanh nghiệp hiện nay là dòng tiền thiếu hụt. “Với một doanh nghiệp bất động sản, tiền được ví như mạch máu nuôi cơ thể. Không có máu thì cơ thể không thể sống”, ông Phúc nói.

Ông Phúc lý giải, doanh nghiệp địa ốc có 3 kênh huy động vốn chính là vốn vay ngân hàng, trái phiếu và vốn từ việc bán hàng. Trong đó, vốn vay ngân hàng và vốn từ trái phiếu đang bị tắc do tình hình chung. Sự sống còn của doanh nghiệp hiện nay trông chờ vào thị trường thì đầu ra bị tắc, do thị trường mất thanh khoản. “Giải pháp cơ bản gỡ khó cho doanh nghiệp hiện nay là làm thế nào tạo ra thanh khoản cho thị trường, mà muốn có thanh khoản, thì phải tạo được niềm tin cho người mua nhà thông qua các chính sách kích cầu, hỗ trợ vốn vay và lãi suất”.

Ở một góc độ khác, theo ông Lê Hoàng Châu, vướng mắc lớn nhất mà các doanh nghiệp “kêu” là do một số quy định pháp luật không đồng bộ, thống nhất. Tuy nhiên, theo ông Châu, việc tháo gỡ thủ tục liên quan đến luật, không thể thực hiện một sớm một chiều, trong khi khó khăn của thị trường đang cấp bách, nên rất cần các chính sách hỗ trợ nguồn vốn tín dụng trong giai đoạn này.

Tổng giám đốc một doanh nghiệp địa ốc cho biết, doanh nghiệp ông đang sở hữu hàng chục dự án bất động sản, trong giai đoạn khó khăn của thị trường thời gian qua, để tạo dòng tiền, doanh nghiệp đã chào mời bán lại dự án cho nhiều đối tác, quỹ đầu tư nước ngoài. Mặc dù rất nhiều đối tác quan tâm, nhưng khi vào giai đoạn đàm phán, họ đều từ chối mua vì lý do dự án chưa hoàn thiện thủ tục pháp lý.

“Giải pháp căn cơ lâu dài để gỡ khó cho thị trường bất động sản là tháo gỡ khó khăn về thủ tục. Một khi thủ tục được khơi thông, sẽ giúp thị trường lưu thông, từ đó tạo ra dòng tiền. Còn nếu thủ tục bị tắc, thì dù có giảm giá bán vẫn khó bán được hàng do người mua mất niền tin”, vị tổng giám đốc này chia sẻ.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, đại diện nhiều doanh nghiệp bất động sản đặt niềm tin rất lớn vào sự khơi thông các chính sách để giúp thị trường sớm phục hồi. Các kiến nghị cho rằng, Nhà nước cần có chính sách phân loại doanh nghiệp, phân loại dự án, tách nhóm theo cấp độ rủi ro và có chính sách riêng biệt, không đánh đồng.

Tập Đoàn VS Group Tái Cơ Cấu, Nhà Đầu Tư Vui Mừng

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam cũng như trên toàn cầu bị ảnh hưởng với nguy cơ lạm phát và vỡ nợ, “bong bóng” ở khắp mọi nơi trên thế giới. Tập đoàn VS group đã có văn bản chính thức về kế hoạch cơ cấu tập đoàn cũng như xử lý nợ cho nhà đầu tư, cụ thể.

Lời nói đầu tiên thay mặt Ban Lãnh Đạo công ty kính chúc quý Nhà Đầu Tư nhiều sức khoẻ , nhiều niềm vui trong cuộc sống . Cám ơn quý nhà đầu tư đã đồng hành lâu dài cùng công ty trong quản thời gian vừa qua .

Kính thưa quý nhà đầu tư hiện tại công ty đang triển khai tái cấu trúc kinh doanh giai đoạn 2023-2025 cho phù hợp với thị trường . Đây là bước điều chỉnh cần thiết để tồn tại trong giai đoạn khủng hoản tài chính nặng nề hiện nay . Ban lãnh đạo công ty đã họp bàn và thống nhất kế hoạch kinh doanh trọng điểm trong năm 2023 như sau :

Thứ 1 : Giai đoạn thị trường Bất Động Sản đang đóng băng nên dự án sẽ triển khai chậm lại khâu đầu tư . Các dự án VS PHOENIX VILLA , VS DRAGON VILLA chỉ tiếp tục hoàn thiện các thủ tục pháp lý để trình phê duyệt đầu tư chính thức của UBND Tỉnh Gia Lai và Long An trong năm 2023 và tiến hành thi công trong năm 2024 khi nguồn vốn thị trường khai thông và khởi sắc .

Thứ 2 : Tập trung thanh lý các tài sản Bất Động Sản thổ cư pháp lý đầy đủ tại Long An để thu hồi khoản hơn 300 tỷ tiền mặt để thanh khoản cho các hoạt động kinh doanh của công ty và chi trả cho nhà đầu tư , đưa tỷ số thanh khoản tài chính về mức an toàn . Nếu vấn đề thanh lý tài sản khó khăn có thể đàm phán với nhà đầu tư để chuyển nhượng bất động sản cho nhà đầu tư để thay thế nghĩa vụ thanh toán . Cố gắng kéo tỷ lệ nợ nhà đầu tư trong năm 2023 giảm từ 300 tỷ VNĐ xuống dưới 50 tỷ VNĐ . Thanh lý luôn bất động sản đang đảm bảo cho khoản vay tại ngân hàng giảm tỷ lệ vay ngân hàng từ 150 tỷ VNĐ xuống dưới 20 tỷ VNĐ . Giảm tỷ lệ nợ về mức thấp nhất trong năm 2023

Thứ 3 : Tập trung kinh doanh mảng vàng bạc đá quý trang sức hiệu quả , hợp tác toàn diện với Tập Đoàn Trang Sức PRANDA Thái Lan để phân phối vàng , trang sức ,đá quý tại Việt Nam. Mục tiêu năm 2023 bán được 17.000 lượng vàng tích lũy với doanh thu 935 tỷ VNĐ và doanh thu bán trang sức 500 tỷ với lợi nhuận kỳ vọng 250 tỷ trong năm 2023 . Với mục tiêu lợi nhuận này trong năm 2023 sẽ đủ khả năng chi trả lợi tức cho nhà đầu tư và đảm bảo các hoạt động kinh doanh của toàn tổng công ty .

Thứ 4 : Các mảng kinh doanh như phần mềm VSCOM , Xây Dựng Trương Gia , Nhà Hàng Happy Day , Vận Tải Gia Khang , Cảnh Quan VS Nature , Thời Trang VSMAN cố gắng hoàn thành mục tiêu lợi nhuận 100 tỷ trong năm 2023 góp phần vào mục tiêu chung của tổng công ty .

Thứ 5 : Tiếp tục cắt giảm , bỏ những mảng kinh doanh không hiệu quả như Làm đẹp VISSA , Bán lẻ cây xanh VS GREEN , Ô TÔ THỐNG PHÁT để tiết kiệm tối ưu chi phí đầu tư . Tinh giảm bộ máy hoạt động hiệu quả hơn . Tập trung nguồn vốn để phát triển các dự án tiềm năng sinh lời tốt thu được nguồn tiền mặt ngay để đảm bảo thanh khoản liên tục .

Với các chính sách nhất quán trên thì dự kiến tới tháng 09/2023 nguồn tiền công ty sẽ ổn định , mọi thanh khoản sẽ trở lại bình thường . Giai đoạn này công ty vẫn sẽ cố gắng chi trả 1 phần lợi tức cho nhà đầu tư theo các công văn thông báo trước đó nhưng sẽ không liên tục được để đảm bảo nguồn tiền cho công ty hoạt động . Kính mong quý nhà đầu tư thông cảm chờ đợi cho công ty thêm chút thời gian để xử lý .

Kính thưa quý nhà đầu tư việc thanh toán chậm do khó khăn chung toàn thị trường tài chính sẽ gây sự khó khăn và lo lắng cho quý vị nhưng đây là sự cân nhắc và họp bàn thận trọng của Hội Đồng Quản Trị trước lúc đi đến quyết định . Hiện tại tình hình kinh tế năm 2023 còn vô cùng khó khăn , mất ổn định về những thông tin tiêu cực liên tiếp dẫn đến khó khăn chung của toàn thị trường . Các Tập Đoàn lớn có vài chục năm uy tín trên thị trường cũng không tránh khỏi nên việc công ty chúng ta bi khó khăn là điều tất yếu .

Trong thời gian qua tôi xin đại điện công ty xin trân trọng cám ơn đa số trên 95% là chia sẻ cảm thông cùng công ty trong giai đoạn khó khăn , tiếp tục đồng hành lâu dài cùng công ty cho tương lai tốt đẹp phía trước . Quý nhà đầu tư hãy cứ yên tâm bằng trách nhiệm chúng tôi cam kết sẽ hoàn trả đầy đủ gốc và lãi tới hạn trong thời gian sắp tới . Dự kiến hết năm 2023 mọi nguồn lực tài chính sẽ ổn định trở lại .

Thay mặt ban lãnh đạo Tập Đoàn, tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể quý Nhà đầu tư đã luôn gánh vác và sát cánh cùng công ty trong thời gian vừa qua . Cá nhân tôi vô cùng tự hào khi có có cơ hội được hợp tác với quý vị. Một lần nữa, trân trọng cảm ơn tình yêu thương và sự gắn kết quý vị đã giành cho Tập Đoàn.

Trân trọng gửi lời chúc sức khỏe và thành công bình an tới tất cả mọi người!

CHỦ TỊCH TRƯƠNG ANH

Doanh nghiệp TP.HCM nói ngành nào cũng khó, cũng khát vốn

Các doanh nghiệp đang rất khát vốn và không có nguồn tiền để trả nợ, đầu tư. Do đó, Ngân hàng Nhà nước cần thực thi chính sách tiền tệ hiệu quả nhằm giải phóng nguồn lực vốn cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp TP.HCM nói ngành nào cũng khó, cũng khát vốn - Ảnh 1.

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên và Phó chủ tịch UBND thành phố Võ Văn Hoan chủ trì hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp – Ảnh: TIẾN LONG

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM Nguyễn Ngọc Hòa nêu ra thực trạng như vậy tại buổi gặp gỡ, lắng nghe các đề xuất của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, do Bí thư Thành ủy thành phố Nguyễn Văn Nên trực tiếp chủ trì.

Doanh nghiệp thấm khó khăn khi sử dụng hết nguồn lực dự trữ

Báo cáo tại hội nghị sáng 17-2, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM cho biết kết quả khảo sát cuối năm 2022 cho thấy số lượng doanh nghiệp có doanh thu giảm chỉ còn chiếm tỉ lệ tối thiểu là 14%, so với 17% của quý trước.Trong khi đó, hầu hết doanh nghiệp xác nhận doanh thu đã cơ bản tạm ổn ở mức 64%, tăng đáng kể so với 57% của quý trước.”Mặc dù vậy, số lượng doanh nghiệp có doanh thu tăng chỉ còn chiếm 22%, so với tỉ lệ 26% của quý trước đó. Điều này cho thấy một số doanh nghiệp đang có dấu hiệu thấm khó khăn khi đã sử dụng hết nguồn lực dự trữ”, ông Hòa nói và cho biết bên cạnh những tín hiệu tích cực, cộng đồng doanh nghiệp đang đối mặt với khá nhiều khó khăn.Theo ông Hòa, hiện hầu hết doanh nghiệp đang khó tiếp cận các nguồn vốn vay của ngân hàng, với lý do “đang hết room tín dụng”, không có nguồn tiền gửi để cho vay, doanh nghiệp không có tài sản đảm bảo đáp ứng quy định để vay…Bên cạnh đó, lãi suất tiền vay hầu hết đều trên 10%/năm sẽ là khó khăn cho doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy nợ vay.Ông Hòa kiến nghị ngân hàng cần nhận diện các khó khăn này để hỗ trợ doanh nghiệp, bằng cách mở rộng room tín dụng cho các tổ chức tài chính có tiềm lực tài chính lành mạnh, huy động các nguồn tiền gửi sẵn có chưa dùng tới của ngân sách nhà nước để cho vay, cũng như việc nới rộng các điều kiện cho vay, tỉ lệ thế chấp, cầm cố tài sản vay…Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước cần huy động các nguồn vốn hiện có trong xã hội đưa vào kinh doanh, nhằm hạ lãi suất vay.Thậm chí, việc khống chế tỉ lệ biên độ lãi ròng (NIM) ở mức 3% cũng là giải pháp cần thiết để các ngân hàng thương mại chia sẻ khó khăn với nền kinh tế hiện nay.Nhà nước cũng cần tiếp tục thực hiện chính sách gia hạn nợ vay một năm 2023 đối với các khoản vay trung và dài hạn. Đặc biệt, cần áp dụng chính sách ân hạn một năm thay vì gộp trả nợ ngay trong năm sau như lần hỗ trợ năm 2021, càng làm doanh nghiệp khó khăn thêm.”Chúng tôi cũng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước công bố sớm chỉ tiêu tín dụng từ đầu năm để các ngân hàng thương mại cân đối thực hiện, tôn trọng và giữ đúng cam kết giải ngân với khách hàng để tránh đưa doanh nghiệp vào tình trạng bất ngờ”, ông Hòa nhấn mạnh.

Doanh nghiệp TP.HCM nói ngành nào cũng khó, cũng khát vốn - Ảnh 2.

Chủ tịch Hội Cơ khí – Điện TP.HCM Đỗ Phước Tống phát biểu tại hội nghị – Ảnh: TIẾN LONG

Cải cách hành chính tối đa để tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp

Người đứng đầu Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM cũng kiến nghị TP.HCM tiếp tục tập trung siết chặt vấn đề kỷ luật, kỷ cương hành chính, cải cách thủ tục hành chính tối đa nhất có thể để tạo hành lang thông thoáng cho doanh nghiệp phát triển.Theo ông Hòa, thủ tục thực hiện dự án đầu tư xây dựng hiện nay khó khăn hơn trước do các cơ quan sợ trách nhiệm, cán bộ công chức không nhiệt tình với công việc.Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM kiến nghị thành phố quan tâm tháo gỡ kịp thời kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch cấp chủ trương đầu tư, cấp chứng nhận đầu tư, giấy phép xây dựng…Cũng tại hội nghị, ông Đỗ Phước Tống – chủ tịch Hội Cơ khí – Điện TP.HCM – cho rằng ngành cơ khí là ngành công nghiệp cơ bản nhưng tại Việt Nam lại chưa phát triển tương xứng. Nếu không có hậu thuẫn chính sách thì ngành cơ khí rất khó phát triển.Chương trình kích cầu đầu tư, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới thiết bị, công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường đã triển khai, nhưng thành phố vẫn chưa duyệt hỗ trợ lãi suất cho vay theo chương trình kích cầu, doanh nghiệp phải bán nhà để giải quyết vốn vay với ngân hàng.Các doanh nghiệp trong ngành cũng gặp khó về “định kiến” chất lượng sản phẩm. Một số doanh nghiệp làm tốt nhưng vẫn phải chọn cách xuất khẩu hàng sang nước ngoài rồi nhập lại để đảm bảo xuất xứ “G7″.Bà Lý Kim Chi – chủ tịch Hiệp hội Lương thực, Thực phẩm TP.HCM – cũng nhìn nhận lãi suất tăng cao đang ăn mòn lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm, dù đây là ngành hiếm hoi vẫn duy trì được năng lực sản xuất trong những tháng đầu năm.”Với lãi suất vay trên 10% thì không thể nào ngành chế biến, lương thực thực phẩm kinh doanh có lãi. Kết hợp với giá điện, nước, chi phí đầu vào cũng đang làm cho lợi nhuận ngành thấp. Nhiều doanh nghiệp hạ tỉ suất lợi nhuận đến 50-70%”, bà Chi nêu.Khó khăn về tài chính, dòng tiền cũng đẩy doanh nghiệp thực phẩm, trong đó có những doanh nghiệp quy mô vừa “bán mình” cho quỹ đầu tư. Đây là điều đáng lo ngại vì ảnh hưởng đến chương trình xây dựng những doanh nghiệp chủ lực của thành phố.

Tiền mặt Apax Holdings của Shark Thủy lên cao nhất từ trước tới nay

Apax Holdings báo lỗ sau thuế hơn 90 tỷ đồng Quý 4/2022, kéo kết quả cả năm từ lãi sang lỗ 81 tỷ đồng. Đáng chú ý, tiền mặt của Apax Holdings lên tới gần 700 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay, lớn gấp hơn 2 lần nếu so với cuối quý 3/2022.

Công ty cổ phần Đầu tư Apax Holdings vừa công bố báo cáo tài chính quý 4/2022, muộn hơn 2 tuần so với quy định.

Báo cáo cho biết, doanh thu thuần của công ty trong kỳ vừa qua âm 45,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán cũng âm hơn 81 tỷ đồng, nên Apax Holdings vẫn có lợi nhuận gộp 36 tỷ đồng.

 Tiền mặt Apax Holdings của Shark Thủy lên cao nhất từ trước tới nay  - Ảnh 2.

Doanh thu trong kỳ âm 41,5 tỷ đồng và chi phí tài chính tăng gấp đôi cùng kỳ lên gần 90 tỷ đồng.

Chi phí quản lý cũng tăng gần gấp đôi, lên 81 tỷ đồng nhưng chi phí bán hàng lại được hoàn nhập 84,6 tỷ đồng. Tổng cộng quý 4, Apax Holdings báo lỗ trước thuế 110 tỷ đồng và lỗ sau thuế 93 tỷ đồng.

Lũy kế năm 2022, công ty đạt doanh thu thuần 1.336 tỷ đồng và lỗ sau thuế 81,4 tỷ đồng.

 Tiền mặt Apax Holdings của Shark Thủy lên cao nhất từ trước tới nay  - Ảnh 3.

Tại thời điểm 31/12/2022, Apax Holdings có tổng tài sản gần 4.600 tỷ đồng. Trong đó, tài sản ngắn hạn là hơn 2.400 tỷ đồng.

Đáng chú ý, tiền mặt của Apax Holdings lên tới gần 700 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay, lớn gấp hơn 2 lần nếu so với cuối quý 3/2022.

 Tiền mặt Apax Holdings của Shark Thủy lên cao nhất từ trước tới nay  - Ảnh 4.

Thời gian gần đây, Apax Holdings của Shark Thủy gặp nhiều khó khăn. Về hoạt động kinh doanh, hệ thống trung tâm Anh ngữ Apax gặp nhiều thông tin tiêu cực như nợ học phí, nợ lương, phải đóng cửa dừng hoạt động.

Về cổ phiếu, giá IBC của Apax Holdings đã liên tục giảm từ mức 20.000 đồng/cổ phiếu xuống còn chưa tới 3.000 đồng/cổ phiếu. Shark Thủy và Egroup cũng liên tục bị bán giải chấp cổ phiếu.

1 2 3 4 5 6 8