Doanh Nhân

Doanh nhân Trần Quốc Vinh, CEO Gremsy: Người xuất khẩu sản phẩm trí tuệ Việt ra thế giới

Vượt qua bao sóng gió, thử thách, CEO Trần Quốc Vinh tự tin rằng, doanh nghiệp Việt Nam cũng làm được các sản phẩm công nghệ cao, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị công nghệ toàn cầu.

ải” bằng được bài toán của người dùng…

Đang làm cho công ty nước ngoài với mức lương hàng chục triệu đồng mỗi tháng, Trần Quốc Vinh vẫn quyết định bỏ lại tất cả để bắt đầu hành trình khởi nghiệp.

Năm 2011, anh cùng người bạn thân đồng sáng lập Công ty cổ phần Gremsy với định hướng phát triển các sản phẩm camera công nghệ cao và các thiết bị hỗ trợ phục vụ việc quay phim, chụp ảnh trên không. Việc thành lập một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ cao tại thời điểm đó khiến bạn bè, người thân của anh vô cùng bất ngờ. Nhiều người hoài nghi về khả năng thành công của anh, bởi với thực lực của một doanh nghiệp “chân ướt chân ráo” bước vào thị trường công nghệ cao ở thời điểm đó, mọi việc không hề dễ dàng.

Bỏ qua những nghi hoặc, Trần Quốc Vinh quyết bước đi trên con đường mình đã chọn, đầu tiên là nghiên cứu sản xuất thiết bị bay không người lái phục vụ cho nhiều lĩnh vực của cuộc sống.

Vinh kể, ban đầu, Gremsy thiết kế bo mạch, chế tạo máy bay không người lái (drone) và cho ra sản phẩm bay ổn định. Nhưng do chưa có kinh nghiệm, sản phẩm không cạnh tranh được với các sản phẩm khác trên thị trường lúc bấy giờ.

Từ thất bại đó, Vinh cùng các cộng sự ngồi lại, quyết tâm “giải” bằng được “bài toán”: người dùng đang cần gì ở các sản phẩm công nghệ cao. Mất một thời gian loay hoay tìm hướng đi, Vinh và các cộng sự quyết định chuyển hướng sang sản xuất thiết bị chống rung cho camera, thay vì sản xuất drone.

Lý giải quyết định này, Vinh nói, hệ thống chống rung cho camera rất cần thiết trong các lĩnh vực, như khảo sát trắc địa, lập bản đồ, tìm kiếm cứu nạn, an ninh quốc phòng… , nhưng cũng thừa nhận, khi đó chưa biết sản phẩm có thành công hay không.

“Chúng tôi đã cân nhắc nhiều để chọn đường này và khi đã chọn, thì quyết tâm làm”, Vinh kể lại.

Và rồi, thành quả đã đến khi các thiết bị chống rung cho camera của Gremsy được xuất khẩu đi Mỹ vào cuối năm 2013. Nhưng, những sản phẩm ban đầu được khách hàng đánh giá không mấy tích cực về thiết kế, tính năng. Thậm chí, có những đối tác trả hàng, yêu cầu cải tiến để đáp ứng được nhu cầu của họ.

CEO Trần Quốc Vinh giới thiệu sản phẩm cho đối tác nước ngoài

Nhờ phản hồi của khách hàng, Gremsy đã chỉnh sửa lại thiết kế và sản xuất ra các thiết bị chống rung có khả năng tương thích cao với các máy bay không người lái và máy ảnh khác nhau, cung cấp cảnh quay ổn định. Không chỉ mang đến giải pháp hiệu quả cho ngành sản xuất phim, thiết bị còn phục vụ việc khảo sát và lập bản đồ, kiểm tra hệ thống lưới điện cao áp, hệ thống tấm pin năng lượng mặt trời, nông nghiệp, xây dựng…

“Phải nói rằng, những phản hồi ngày đó của khách hàng là dữ liệu vô cùng quý giá, đã giúp tôi và đội ngũ Gremsy cải thiện các tính năng của sản phẩm để có thành công như ngày hôm nay”, Vinh nhớ lại.

Sau khi thành công với các lô hàng xuất khẩu, năm 2014, Gremsy  nhận được nhiều đơn đặt hàng từ đối tác tại Mỹ. Ở thời điểm đó, vấn đề mới lại nảy sinh, đó là doanh nghiệp thiếu vốn để nhập chip, trong khi thời gian giao hàng ngày một cạn dần. Xoay xở bằng nhiều cách nhưng vẫn không vay được tiền, Vinh quyết định đi vay “nóng”, từ người thân, bạn bè, gom được 100  triệu đồng để mua vật liệu hoàn thành đơn hàng.

“Khi hàng xuất đi và nhận được thanh toán, chúng tôi vỡ òa trong niềm vui sướng. Lúc đó không vay được tiền để sản xuất lô hàng này, thì Công ty phá sản”, Vinh kể.

Từ đó, Gremsy liên tiếp nhận được nhiều đơn đặt hàng từ đối tác tại Mỹ và châu Âu. Đến nay, Gremsy đã được biết đến là nhà cung cấp sản phẩm chống rung cho camera thuộc nhóm hàng đầu trên thế giới. Công ty đã xuất khẩu sản phẩm đến hơn 60 nước trên thế giới và có 50 nhà phân phối hoạt động trải dài ở khắp các châu lục.

Chia sẻ về bí quyết tạo nên thành công, Trần Quốc Vinh cho biết, ngay từ khi thành lập, Công ty đã xác định và hướng đến làm các sản phẩm công nghệ cao; không đi theo “chiến lược” sản phẩm giá rẻ để bán được nhiều; không cạnh tranh bằng giá mà cạnh tranh bằng chất lượng. Chiến lược của Gremsy là làm sản phẩm để xuất khẩu, hướng đến khách hàng quốc tế, nên các nguyên vật liệu đầu vào cũng được chọn lọc kỹ lưỡng theo đúng tiêu chí chất lượng cao. Vì vậy, đa phần nguyên vật liệu để làm các thiết bị chống rung cho camera được nhập từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ…

Giai đoạn xảy ra dịch Covid-19, do chuỗi cung ứng bị gián đoạn, việc nhập khẩu chip bị chậm đã ảnh hưởng rất lớn đến thời gian hoàn thiện sản phẩm và thời gian giao hàng cho đối tác.  Tuy nhiên, rút được “bài học xương máu” từ năm 2018, Gremsy đã có giải pháp dự phòng với kế hoạch đặt hàng dài hạn để sản xuất cho 2 năm sau, nên đến nay, nguồn chip để sản xuất của Gremsy vẫn được đảm bảo. 

Tuy nhiên, thời điểm năm 2020 và 2021 khi dịch Covid-19 bước vào giai đoạn căng thẳng, các đơn hàng từ châu Âu giảm mạnh, doanh thu giảm sút, Vinh chịu rất nhiều áp lực. May mắn, sau đó, Covid-19 được kiểm soát, thị trường tốt lên, doanh nghiệp lại có đơn hàng.

“Thời điểm đó, nếu dịch Covid-19 kéo dài thêm 6 tháng nữa, thì có lẽ Công ty cũng không trụ được. Khi vượt qua được giai đoạn khó khăn rồi đứng vững, thì những khó khăn sau này tôi cảm thấy không đáng lo”, Trần Quốc Vinh tự tin khi chia sẻ về con đường phía trước.

Đến vươn tầm toàn cầu của công ty công nghệ Việt

Sau xuất khẩu thành công thiết bị chống rung cho camera đến hơn 60 nước, Trần Quốc Vinh cùng cộng sự nung nấu ý chí mở một nhà máy sản xuất với quy mô lớn tại Khu công nghệ cao TP.HCM. Hồ sơ xin cấp phép đầu tư xây dựng sau đó được gửi đến các cấp có thẩm quyền.

Cuối tháng 10/2022, Dự án Nhà máy Sản xuất thiết bị chống rung cho camera đã chính thức được Khu công nghệ cao TP.HCM trao giấy phép đầu tư.

Ngày nhận giấy phép đầu tư, Trần Quốc Vinh và cộng sự mừng vui khôn tả. Hôm đó, đứng trước báo chí, CEO của Gremsy đã không thể nói nên lời.

Tiết lộ về kế hoạch xây dựng nhà máy tại Khu công nghệ cao TP.HCM,  Trần Quốc Vinh cho biết, nhà máy sẽ sản xuất 14.000 sản phẩm/năm, dự kiến khởi công đầu năm 2024, hoàn thành trong năm 2025, tổng mức đầu tư 550 tỷ đồng.

Bên cạnh việc sản xuất thiết bị chống rung cho camera, nhà máy cũng sản xuất các loại camera thế hệ mới, có độ phân giải cao. Trên các sản phẩm sẽ tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) để đưa ra phương án xử lý cho người dùng khi phát hiện lỗi tại các dự án.

Trần Quốc Vinh chia sẻ: “Dự án xây dựng nhà máy tại Khu công nghệ cao TP.HCM là bước ngoặt rất lớn của Gremsy. Đây là cơ hội để Công ty thu hút đầu tư bên ngoài hoặc hợp tác với các đối tác lớn về công nghệ cao trên thế giới để cùng sản xuất sản phẩm. Giờ đây, chúng tôi tự tin rằng, doanh nghiệp Việt Nam cũng làm được các sản phẩm công nghệ cao, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị công nghệ toàn cầu”.

Dù đã đạt được thành công, nhưng Trần Quốc Vinh và các cộng sự luôn nhắc nhở nhau rằng, công nghệ đang thay đổi hàng ngày, hàng giờ, nếu ngủ quên trên chiến thắng thì sẽ trở thành người thua cuộc.

Tại Gremsy, CEO Trần Quốc Vinh và các cộng sự không có tâm lý tận hưởng thành công, mà luôn chuẩn bị trạng thái tiến lên phía trước.

Doanh nhân Trần Thanh Việt, sáng lập và điều hành VGreen Group: Luôn bắt mình phải sáng tạo

Đang điều hành một doanh nghiệp dịch vụ có doanh thu và lợi nhuận đủ để “thích thì nghỉ hưu sớm”, doanh nhân Trần Thanh Việt đột ngột “quay xe” để xuất phát trong mảng sáng chế thức uống xanh.

“Trải nghiệm một lĩnh vực mới đồng nghĩa với việc đặt mình vào trạng thái luôn phải sáng tạo”, chị nói.

Doanh nhân Trần Thanh Việt, sáng lập và điều hành VGreen Group.

Nhân duyên

Trà lên men Kombucha do Công ty cổ phần Tập đoàn VGreen (VGreen Group) nghiên cứu, sản xuất vừa lọt Top 100 sản phẩm – dịch vụ tin dùng Việt Nam 2022, thương hiệu thức uống xanh năm thứ 2 liên tiếp.

Danh hiệu này là phần thưởng quý giá, tiếp thêm niềm tin và sức lực cho CEO Trần Thanh Việt và đội ngũ VGreen Group trên hành trình sáng chế các loại thức uống có lợi cho sức khỏe, với nguyên liệu chính là trà đen Thái Nguyên và các loại trái cây nhiệt đới.

Doanh nhân sinh năm 1980 kể, trong chuyến công tác tới Nhật Bản hơn 5 năm trước, chị được tiếp xúc với một loại đồ uống có hương vị ngon và lạ – trà lên men Kombucha. Đây là loại đồ uống phổ biến với người Nhật, chứa nhiều enzyme tốt cho sức khỏe, giúp thúc đẩy tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng… Ý tưởng sản xuất trà Kombucha khởi phát từ đó, nên trở về Việt Nam, chị dành thời gian tìm hiểu thêm và bắt tay vào nghiên cứu công thức sản phẩm.

“May mắn là tôi được chuyên gia sinh hóa người Việt sinh sống nhiều năm tại Đức hỗ trợ, từ đó dồn sức đầu tư cho khâu nghiên cứu và phát triển (R&D). Trong gần 2 năm, VGreen Group đã tìm ra quy trình công nghệ sản xuất, chế biến đồ uống lên men Kombucha và ra mắt thị trường lô sản phẩm  đầu tiên năm 2020”, nữ doanh nhân nhớ lại.

Tuy nhiên, do VGreen Group chưa có kinh nghiệm sản xuất, điều chỉnh tỷ lệ chưa chuẩn, nên sản phẩm làm ra khó uống, vị chua và khé, bị khách hàng chê tơi tả. Lần ra mắt đầu tiên thất bại, lô sản phẩm tiếp theo cũng chưa lấy được lòng các “thượng đế”. Nhưng không để mình rơi vào trạng thái “mất phương hướng”, cả team bình tĩnh lại, cùng nhau phân tích những điểm chưa được để điều chỉnh công thức.

Trong lần điều chỉnh này, VGreen Group kết hợp thêm các loại trái cây nhiệt đới để chế biến ra nhiều loại trà lên men với hương vị đa dạng và dễ uống hơn. Mùa vải, VGreen Group thử nghiệm làm trà Kombucha vải thiều Bắc Giang, mùa dâu làm trà Kombucha dâu tằm. Rồi xoài Sơn La, thanh long Bình Thuận… dần dần được đưa vào sản phẩm. Từ công thức này, VGreen Group cũng cho ra mắt thị trường sản phẩm bia gừng 0 độ.

Giờ thì VGreen Group có một danh mục dài sản phẩm đã từng bước chiếm lĩnh thị trường trong nước, bao gồm các loại trà kết hợp trái cây lên men, thức uống thay thế đồ uống có cồn và đồ uống công nghiệp như: trà bất tử Vkombucha, Vkombucha Chill, Vcider, bia gừng 0 độ… Trong đó, trà Kombucha hoa quả tươi (Chill Kombucha) đã trở thành một dòng sản phẩm được ưa chuộng nhất và có triển vọng khá về doanh thu.

Nhưng với CEO của VGreen Group, đó mới chỉ là chặng đường đầu tiên trong lộ trình mà chị vạch ra cho Công ty. Khó khăn phía trước còn nhiều, trước hết là làm sao truyền thông mạnh để sản phẩm được biết đến nhiều hơn, tệp khách hàng rộng hơn, trà lên men Kombucha sớm đạt được mục tiêu gia tăng doanh số tại thị trường nội địa và vươn ra khỏi biên giới Việt Nam…

Đam mê sáng tạo

Với một “tay ngang” không có kiến thức trong ngành hóa sinh và thực phẩm, khi nghiên cứu và sản xuất đồ uống, lại là đồ uống xanh, thì nhìn đâu cũng thấy khó khăn, nhưng doanh nhân Trần Thanh Việt không nản. “Vốn liếng lớn nhất của tôi là sự quyết tâm và lòng đam mê sáng tạo ra các sản phẩm tốt cho sức khỏe người dùng”, chị nói.

Từ niềm đam mê ấy, chị bỏ thêm nhiều thời gian để tự học và tham vấn các chuyên gia đầu ngành về thực phẩm, đồ uống. Song song đó, để đi đường dài, chị lên kế hoạch đầu tư vùng nguyên liệu tại Thái Nguyên và nhà máy sản xuất quy mô chuyên nghiệp. Dự kiến, Nhà máy sản xuất trà Kombucha đi vào hoạt động trong năm 2023.

Hơn chục năm trước, chị cùng những người bạn đã thành lập một công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ, từng đầu tư mở nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ – phân trùn quế và chuỗi thực phẩm sạch tại Hà Nội. Vì vậy, ít nhiều chị đã có kinh nghiệm với mảng nông sản, thương mại.

Cá nhân tôi thích làm những gì mới, chưa ai làm, chưa ai dám khai phá. Lấy con người và thiên nhiên làm trọng tâm để sáng tạo, tôi mong muốn các dòng thức uống xanh của VGreen Group sẽ ngày càng phù hợp hơn với người tiêu dùng Việt.

– Doanh nhân Trần Thanh Việt

Khác biệt là điều mà nữ doanh nhân luôn muốn hướng tới với dự án khởi nghiệp thứ hai của mình. Chị tự tin vào những giá trị được tạo ra từ sự khác biệt của VGreen Group là tuân thủ nghiên cứu và phát triển dựa trên các thế mạnh: sản phẩm sạch, thuận tự nhiên, tốt cho sức khỏe người dùng và góp phần tôn vinh nông sản nước nhà.

“Được đi nhiều nơi, đến nhiều vùng đất khác nhau, tôi nhìn thấy một thực tế khá xót xa là hoa quả của Việt Nam đa dạng theo mùa, nhưng giá trị mà nông dân được hưởng không hề cao. Từ đó, tôi luôn ấp ủ suy nghĩ phải làm sao quảng bá và nâng tầm nông sản Việt, để nông dân được thụ hưởng nhiều hơn từ thành quả lao động của mình”, chị bộc bạch.

Trong cả “rừng” đồ uống của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn đã định vị được chỗ đứng trên thị trường, một dòng đồ uống mới ra mắt sẽ không dễ dàng chinh phục người tiêu dùng trong một sớm một chiều. Trong xu hướng của một bộ phận người dùng đang nghiêng về các đồ uống hấp dẫn như trà sữa, cà phê, nước quả có nhiều vị ngọt, Kombucha kén khách hơn vì đặc trưng của trà lên men là có vị chua chua, thanh thanh, không phải là ai cũng thích.

Tuy nhiên, CEO của VGreen Group tin rằng, cứ đi thì sẽ đến, kiên trì sẽ đạt được thành quả, bởi hành trang của doanh nghiệp là danh mục sản phẩm thực sự đem lại giá trị về sức khỏe lâu dài cho người dùng. Chị cũng chịu chi lớn đầu tư cho bao bì sản phẩm, toàn bộ sản phẩm của VGreen Group đều được đóng chai thủy tinh với hình thức bắt mắt, tạo hiệu ứng tốt cho khách hàng, thích hợp để tạo nên các set quà tặng cho ngày lễ tết hay các dịp đặc biệt.

Mở rộng hệ sinh thái Kombucha

Sau thành công với danh mục dài các sản phẩm trà Kombucha, VGreen Group đang mở rộng hệ sinh thái với dòng sản phẩm thuần chay, như mayonaise chay. Thông thường, mayonaise được làm từ trứng và gia vị, nhưng VGreen Group làm mayonaise bằng chất nhầy thực vật có trong khoai sọ, ít năng lượng, không béo, giúp nhuận tràng. Dòng sản phẩm này chưa hề có trên thị trường và sẽ sớm được VGreen Group ra mắt.

VGreen Group cũng đang nghiên cứu công thức sản xuất các loại đồ muối (sung muối, cà muối), nhưng không dùng cách muối lên men tự nhiên kiểu truyền thống, mà vẫn đảm bảo ngon hơn và an toàn vì loại được các yếu tố có hại cho sức khỏe người sử dụng. Đồng thời, nhóm R&D đang nghiên cứu các dòng thực phẩm thuốc (medi food), với mục tiêu sớm đưa VGreen Group trở thành doanh nghiệp dẫn dắt trong mảng sản xuất thực phẩm và đồ uống có lợi cho sức khỏe.

Một số đối tác đã “ngỏ lời” được đồng hành cùng VGreen Group trên hành trình sản xuất – kinh doanh các sản phẩm thức uống từ trà kết hợp trái cây lên men, nhưng VGreen Group chưa có ý định nhận vốn từ bên ngoài. “Có thể chúng tôi sẽ đi chậm hơn và vất vả hơn, nhưng tôi muốn thử xem sức mình tới đâu”, nữ CEO nói.

Dù chặng đường đi sẽ không dễ dàng, nhưng chị luôn thấy say mê, có nhiều năng lượng vì được trải nghiệm các ý tưởng. Chị vẫn đang học hỏi mỗi ngày, nhất là những kiến thức ngành dược, lắng nghe phản hồi từ khách hàng để không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm. Lĩnh vực thực phẩm, đồ uống rất nhạy cảm, chỉ cần một sơ sẩy thôi cũng có thể “thổi bay” cả quá trình dài gây dựng. Vì vậy, chị không cho phép mình được “thư giãn” quá sớm, mà luôn bắt mình phải sáng tạo…

Chat với doanh nhân Trần Thanh Việt

MƠ ƯỚC ĐUA VGREEN TRỞ THÀNH DOANH NGHIỆP DẪN DẮT

Vì sao chị lại đặt tên doanh nghiệp là VGreen Group?

V là Việt Nam và Green nghĩa là màu xanh, là sự sống. VGreen Group muốn giới thiệu nông sản, trí tuệ của Việt Nam với khách hàng trong nước và thế giới thông qua hệ sinh thái sản phẩm đồ uống có lợi cho sức khỏe.

Trong hình dung của chị, VGreen Group sau 3-5 năm nữa sẽ ra sao?

Tôi mơ ước đưa VGreen Group trở thành doanh nghiệp dẫn dắt trong mảng sản xuất đồ uống và thực phẩm bổ dưỡng cho sức khỏe. Đồng thời, trong tương lai, trà lên men Kombucha sẽ trở thành sản phẩm quốc dân mà từ em bé tới người già đều có thể sử dụng hằng ngày.

Chắc hẳn kế hoạch xuất khẩu cũng đã được tính tới?

Danh mục sản phẩm của VGreen Group vẫn đang dài thêm và tôi không tự ý sản xuất nếu không nghiên cứu thị trường. Tôi đã tiếp xúc với các đối tác Nhật Bản, Hàn Quốc để trong một ngày không xa, sẽ xuất khẩu các sản phẩm bia gừng của VGreen Group.

Cả năm đã vất vả với kinh doanh, chị tận hưởng những Tết như thế nào?

Tôi sẽ có những ngày Tết theo truyền thống Việt Nam, dành thời gian để nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân và người thân.

Doanh nhân Phạm Lê Tuấn Kiệt: Cùng Zoomcar Việt Nam chinh phục mục tiêu tham vọng

Sau khi thành công tại thị trường Ấn Độ, Zoomcar – ứng dụng cho thuê xe ô tô tự lái đã có mặt tại TP.HCM với mục tiêu đầy tham vọng. Ông Phạm Lê Tuấn Kiệt cùng đội ngũ Zoomcar đang nỗ lực để đạt được những mục tiêu này.

Thiết lập nền tảng

Từ nay tới năm 2025, Zoomcar sẽ trở thành sàn thương mại điện tử chuyên cho thuê xe ô tô tự lái lớn nhất Việt Nam.

Ông Phạm Lê Tuấn Kiệt (thường gọi là Kiệt Phạm), Phó chủ tịch, kiêm Giám đốc quốc gia Zoomcar Việt Nam gọi đây là “mục tiêu đầy thách thức, nhưng khả thi” mà Zoomcar đặt ra cho đội ngũ ở Việt Nam.

Việt Nam được đánh giá sẽ là thị trường hải ngoại tiềm năng nhất của Zoomcar, khi hội tụ đủ các điều kiện như kinh tế đang phát triển, dân số trẻ và lượng người có thu nhập trung bình tăng cao…

Sau 1 năm hoạt động tích cực, Zoomcar Việt Nam cũng đã mang về một số thành tích đáng kể, như đạt 10.000 chuyến xe, thu hút sự tham gia của hơn 3.000 chủ xe.

“Chúng tôi đã tăng 500% doanh số, 300% số chuyến xe, lượng đối tác cũng tăng 3 lần chỉ trong 1 năm. Zoomcar Việt Nam tiến dần đến điểm hòa vốn vào cuối năm 2022. Trong năm 2023, doanh thu của Zoomcar sẽ đạt khoảng 80 triệu USD”, ông Kiệt Phạm nói.

Trước khi tới Việt Nam, Zoomcar – ứng dụng công nghệ thuê, cho thuê xe tự lái – kỳ lân công nghệ của Ấn Độ (thành lập năm 2013), đã tiên phong trong lĩnh vực chia sẻ xe hơi trên khắp các thị trường đang phát triển tại châu Á. Với mô hình kinh doanh ít vốn, như một sàn thương mại điện tử, nền tảng này kết nối chủ sở hữu xe ô tô với những khách hàng có nhu cầu sử dụng xe linh hoạt cho nhu cầu cá nhân, kinh doanh hay du lịch.

Lợi thế chính của Zoomcar là tập trung vào việc đầu tư các công nghệ cốt lõi để tạo ra trải nghiệm hoàn hảo tuyệt vời cho cả khách thuê xe và đối tác chủ xe.

Hiện tại, doanh nghiệp này đang hoạt động tại Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia và Ai Cập.

Theo Hãng nghiên cứu thị trường Mordor Intelligence, thị trường cho thuê xe Việt Nam được định giá 463 triệu USD vào năm 2021 và dự kiến đạt 884 triệu USD vào năm 2027, tốc độ tăng trưởng kép hàng năm đạt 13,8% trong giai đoạn từ nay đến năm 2027.

Trong khi đó, tỷ lệ sở hữu xe ô tô tại Việt Nam khoảng 23 xe/1.000 dân – khá thấp so với tỷ lệ trung bình trong khu vực, nhưng thu nhập lại tăng tốt, nhu cầu di chuyển tăng cao. Nhóm khách hàng mà Zoomcar muốn hướng đến là những người chưa hoàn toàn có đủ khả năng để sở hữu một chiếc xe, nhưng có nhu cầu lái xe, thu nhập đủ để thuê một chiếc xe tự lái.

Ở phía khách hàng, chỉ với chiếc điện thoại, họ có thể thoải mái lựa chọn loại xe, thời gian, phương thức thanh toán và các mẫu xe đa dạng với nhiều mức giá…

Yếu tố này đang thúc đẩy lĩnh vực thuê xe tự lái trở nên sôi động tại thị trường Việt Nam.

Sẵn sàng đương đầu với thách thức

Chia sẻ chiến lược phát triển tại thị trường Việt Nam, ông Kiệt Phạm cho biết, mô hình phát triển của Zoomcar được chia làm 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1: xây dựng ứng dụng, tìm hiểu sản phẩm, dịch vụ, chính sách, quy trình có phù hợp với người tiêu dùng và thị trường Việt Nam hay không. Giai đoạn 2: tối ưu hóa quy trình vận hành theo điều kiện thực tế. Giai đoạn 3: phát triển vượt bậc.

“Chúng tôi rất vui là chỉ mất 1 năm đã hoàn thành 2 giai đoạn đầu tiên. Không phải start-up nào cũng làm được điều đó. Kết quả này đã minh chứng cho sự hấp dẫn của thị trường Việt Nam với các start-up công nghệ có giải pháp thích ứng, linh hoạt, phù hợp và biết lắng nghe điều chỉnh vì khách hàng”, ông Kiệt Phạm chia sẻ.

Sử dụng Zoomcar, khách hàng sẽ được thuê xe để tự lái mà không cần phải đặt cọc trước, cũng không bị phụ thuộc vào các “yêu sách” của chủ xe như cách truyền thống (nếu muốn, có thể không cần phải gặp trực tiếp chủ xe). 

Đặc biệt, ông Kiệt Phạm cho biết, toàn bộ xe tham gia Zoomcar đã được gắn hệ thống cảnh báo khi phát hiện những điều bất thường trong quá trình xe vận hành, đảm bảo để chủ xe có thể kiểm soát xe và khách thuê xe có chuyến đi an toàn nhất. Hệ thống thiết bị kiểm soát này có thể điều khiển từ xa thông qua phần mềm, có thể tự tắt máy xe nếu phát hiện nghi ngờ vượt qua mức cho phép.

“Trong 10.000 cuốc xe đã được thực hiện trong năm 2022, không có tai nạn lớn nào xảy ra. Đây không phải là điều tự nhiên mà có”, đại diện Zoomcar tại Việt Nam nhấn mạnh.

Zoomcar cũng giúp các đối tác tối ưu hóa doanh thu bằng mức giá linh động, tùy vào từng thời điểm của thị trường hay số lượng xe cấp ra ở thời điểm đó để xác định mức giá.

Giá thuê xe trung bình tại Zoomcar  cao hơn 15 – 20% so với chủ xe tự cho thuê. Bù lại,  Zoomcar có hợp đồng bảo hiểm với Pjico, nên khi trở thành đối tác của Zoomcar, chủ xe sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm của ứng dụng. Kể cả trường hợp đơn vị bảo hiểm từ chối thanh toán, Zoomcar sẽ đảm bảo 100% quy trình hỗ trợ chủ xe và khách từ nguồn quỹ riêng. “Đây cũng là một trong những lợi thế khác biệt của Zoomcar”, ông Kiệt Phạm nói.

Tuy nhiên, cũng theo ông Kiệt Phạm, thách thức lớn nhất mà nền tảng này đang đối mặt là tâm lý e ngại của cả khách hàng lẫn chủ xe vẫn chưa được giải tỏa hoàn toàn.

Khác với nhiều quốc gia trên thế giới, ở Việt Nam, chi phí để sở hữu một chiếc xe rất cao, nên xe ô tô được xem là một tài sản lớn, cần được bảo quản và sử dụng cẩn thận, chứ không được cho là tiêu sản, với giá trị ngày càng giảm như thông lệ. Vì vậy, việc cho thuê tự lái là một quyết định đầy cân nhắc.

Trong khi đó, những chủ xe chọn đầu tư vào dịch vụ cho thuê xe tự lái lại có tâm lý “ăn xổi” khá rõ, theo kiểu “chờ giờ chót mới cho thuê để có giá cao”, vì nhu cầu thuê xe tập trung vào hai vụ là mùa hè và dịp Tết…

Để giải bài toán tâm lý cho chủ xe, Zoomcar có phép toán, cung cấp thông tin cho chủ xe đưa ra quyết định nên cho thuê sớm, doanh số ổn định và dài hạn hơn là cho thuê trễ, doanh số cao, nhưng rủi ro cũng lớn.

Đó là chưa kể, nếu cung cấp dịch vụ tốt, giá cả hợp lý, thì khách hàng sẽ đến không chỉ trong mùa cao điểm Tết, mà sẽ thuê cho những mục đích sử dụng khác trong năm….

Để thuyết phục được chủ xe, ông Kiệt Phạm kể, đội ngũ Zoomcar đã phải “lê la” gặp gỡ từng chủ xe ở TP.HCM để thuyết phục và minh họa bằng những ví dụ cụ thể.

“Có lúc nản chí, vì chủ xe cứ nghĩ họ làm thì mình được lợi, không nghĩ là lợi ích chia đều. Và thực tế cho thấy, chúng tôi đúng, chủ xe kinh doanh hiệu quả hơn khi làm việc với Zoomcar. Điều này lý giải vì sao chỉ mới hoạt động 1 năm, Zoomcar đã thu hút hơn 3.000 chủ xe tham gia và con số này được dự báo sẽ tăng trưởng ở mức 2 con số trong năm 2023”, ông Kiệt Phạm tự tin.

Không chỉ giới thiệu khách hàng, Zoomcar còn giúp các chủ xe hiểu và chọn lọc khách hàng. Khi khách đặt thuê xe, bộ phận kỹ thuật Zoomcar sẽ kiểm tra xem khách hàng này có bị phạt nguội nhiều hay không, bằng lái là thật hay giả. Thậm chí còn thông qua các đối tác tài chính để xem lịch sử giao dịch của khách hàng… Ngoài ra, Zoomcar không chấp nhận hình thức thanh toán bằng tiền mặt cũng là một trong những yếu tố nhằm giảm thiểu rủi ro cho chính các chủ xe và cả khách thuê.

Dự kiến, trong năm 2023, Zoomcar sẽ mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ ra Hà Nội, Đà Nẵng, đặt tiếp những viên gạch trên công trình xây dựng sàn thương mại điện tử chuyên cho thuê xe ô tô tự lái lớn nhất Việt Nam.

Bầu Tô Lâm Lamy Land Đam Mê Trái Bóng Tròn Cháy Bỏng

Bầu Tô Lâm khi gặp lại các cầu thủ Lamy Land nhân dịp đầu Xuân Quý Mão 2023 đã giao chỉ tiêu tiếp tục trụ hạng ở SPL-S5 (Giải vô địch bóng đá 7 người toàn quốc 2023 – khu vực miền Nam).

Tối 9-2 trên sân Thạnh Xuân Arena (quận 12) được Lamy Land chọn làm thời khắc để CLB thi đấu giao hữu, lấy may dịp đầu năm mới và tạo bước đà cho mùa giải mới. Buổi gặp mặt đầu tiên của năm mới, hầu hết các thành viên của đội bóng ngành bất động sản có mặt, được bầu Tô Lâm lì xì mừng tuổi và cùng lời hứa quyết tâm thi đấu tốt ở mùa giải 2023.

Đặc biệt hơn, khi bầu Tô Lâm bất ngờ đón nhận món quà sinh nhật đầy ý nghĩa được các thành viên trong đội tổ chức. Điều này đã làm bầu không khí đầu Xuân của CLB rộn rã tiếng cười, phấn khởi, ai cũng đều mong ước năm mới mọi điều tốt đẹp.

Các thành viên Lamy Land bất ngờ tổ chức sinh nhật cho bầu Tô Lâm

“Tôi mong muốn các thành viên trong ban huấn luyện và cầu thủ thể hiện tinh thần cống hiến và quyết tâm cao nhất, để năm mới Lamy Land có kết quả tốt đẹp. Trọng tâm năm nay của toàn đội là SPL-S5, với mục tiêu tiếp tục trụ hạng. Tôi biết mùa giải năm nay dự báo đầy khốc liệt và khó khăn. Nhưng năm ngoái, chúng ta đã làm được thì không có lẽ gì năm nay không tiếp tục phát huy tinh thần như thế. Chúc toàn thể các thành viên trong đội lẫn gia đình sức khỏe, vạn sự an lành”, bầu Tô Lâm phát biểu.

Bầu Tô Lâm lì xì các cầu thủ Lamy Land lấy hên đầu năm

Theo bầu Tô Lâm, để chuẩn bị cho SPL-S5, ông sẽ cùng ban huấn luyện lên kế hoạch hoạt động chi tiết. Trong đó, sẽ tìm kiếm và bổ sung những cầu thủ phù hợp với lối chơi, vận hành của CLB. Ngoài ra, Lamy Land dự kiến đăng ký thi đấu vài giải đấu ở TPHCM để thử nghiệm, lắp ráp đội hình, cũng như làm nóng trước khi bước vào mùa giải mới.

Mùa giải 2022, Lamy Land trong lần đầu tiên giành quyền dự vòng chung kết SPL đã thi đấu đầy xuất sắc để cán đích vị trí thứ 10/12 chung cuộc và trụ hạng thành công.

Ông Nguyễn Tu Mi – Tổng giám đốc Công ty TNHH Mi Hồng: “Cùng chung một con đường để vực dậy nền kinh tế Việt Nam”

Bước qua một năm nhiều biến động, mong cầu mọi việc tốt đẹp và an lành nhất sẽ đến với mọi nhà và mọi người, cho người nghèo bớt khó khăn, cho doanh nghiệp luôn có những chính sách hậu thuẫn tốt và an toàn từ phía chính quyền để có thể an tâm phát triển doanh nghiệp và điều quan trọng nhất là làm thế nào cho thế giới được bình yên, không còn chiến tranh.

CÙNG NHAU CHÚNG TA ĐIBước vào năm mới 2023 với dự báo kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, chỉ có niềm tin cả cộng đồng xã hội cùng đoàn kết, sẻ chia, thấu hiểu và cùng nhau đi chung một con đường… thì chúng ta, nhất là đội ngũ doanh nhân Việt Nam, mới có đủ sức mạnh vượt qua trở ngại, chinh phục những đỉnh cao mới.Với thông điệp đó, “xông đất” cho Doanh Nhân Sài Gòn năm 2023, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐTV Công ty SX-TM Mebipha Lâm Thúy Ái, Tổng giám đốc Công ty TNHH Mi Hồng Nguyễn Tu Mi, Giám đốc chi nhánh OI Clinic, Công ty TNHH SX-TM và Hóa chất Phương Đông Lạc Thảo Vy… đã chia sẻ giá trị của đồng hành và tin rằng, “Cùng nhau chúng ta đi” sẽ có một năm Quý Mão thành công rực rỡ.

“Tiễn Nhâm Dần đi, Quý Mão về

Mong sao năm mới thật là vui

Kinh doanh thuận lợi nhiều tài lộc

Ấm êm hạnh phúc khắp mọi nhà”.

Khi đi cùng nhau, sự chia sẻ về những rủi ro hay kinh nghiệm trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống cũng sẽ góp phần giúp cho một doanh nhân có thêm một phần kiến thức để giúp đưa ra những chiến lược cho doanh nghiệp mình phát triển và đi xa.

* Năm 2022 đã đi qua, một năm đồng hành của doanh nghiệp dưới góc nhìn và cảm nhận của ông?

– Trong hai năm đại dịch vừa qua, không chỉ riêng Việt Nam khó khăn, mà nền kinh tế của cả thế giới đều bị trì trệ. Đại dịch chưa qua thì thế giới lại còn có thêm nhiều cuộc chiến lớn nhỏ, gây ra sự bất ổn trên thương trường không ít. Tuy vậy, tại Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng, Chính phủ và các ban ngành đã góp phần hỗ trợ giúp đỡ doanh nghiệp rất nhiều thông qua các chính sách đối ngoại và đối nội thông thoáng; góp phần thúc đẩy sự phát triển trở lại của các doanh nghiệp. 

Theo Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cho biết, năm 2022 các lĩnh vực kinh tế có mức tăng trưởng khá; tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) thành phố tăng 9,44% so với cùng kỳ (năm 2021 giảm 6,78%) và vượt kế hoạch đề ra (kế hoạch năm 2022 là 6-6,5%).

Thay vì “cá lớn nuốt cá bé”, khi các doanh nghiệp cùng nhau chúng ta đi, cùng nhau đồng hành, “lá lành đùm lá rách” đã tạo nên một sự phát triển mạnh mẽ, tăng trưởng bền vững; đem lại sự sung túc không chỉ cho doanh nghiệp mình, mà là cả cộng đồng.

“Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn”. “Cùng nhau chúng ta đi” không có nghĩa là chỉ những doanh nhân cùng bước, mà trên bước đường đồng hành gắn kết thương trường không thể thiếu được những mối quan hệ tương tác cùng với Nhà nước, nhà báo, nhà giáo dục… đặc biệt là người tiêu dùng. Trong đó, các cơ quan chủ quản nhà nước là một trong những mối tương giao rất quan trọng với doanh nhân trong công cuộc phát triển kinh tế. 

Các chính sách hỗ trợ về xuất nhập khẩu nguyên liệu và nguồn hàng luôn là sự mong mỏi của doanh nhân. Bản thân doanh nhân phải luôn cố gắng cải tiến trong sản xuất để mong muốn có được lợi nhuận cao nhưng chi phí thấp. Các nhà khoa học, giáo dục đóng vai trò là những cây cầu giúp doanh nhân có thể đạt được những mong muốn này.

-1243-1673421582.jpg
 

* Một kỷ niệm về sự đồng hành, đi cùng nhau trên hành trình kinh doanh thành công của ông.

– Doanh nghiệp Vàng Mi Hồng được ra đời năm 1989, khi Nhà nước nới lỏng quản lý và ban hành nhiều chính sách phù hợp để các doanh nghiệp kinh doanh vàng bắt đầu phát triển. Trong hơn 33 năm qua, nếu không có sự đồng hành của các cấp chính quyền, của bạn đồng nghiệp, của nhân viên và quan trọng nhất là sự tín nhiệm và tin tưởng của người tiêu dùng thì Công ty Vàng Mi Hồng đã không thể phát triển và có chỗ đứng trên thị trường như hiện nay. 

Mỗi ngày đi qua đều là một ngày nỗ lực để học hỏi và phát triển không chỉ riêng cho tôi, mà là của từng nhân viên trong chính doanh nghiệp của mình. 

* Ông từng nói: “Doanh nhân phải có chữ tâm”. Làm thế nào để giữ được chữ tâm trong một bối cảnh nhiều bất biến?

– Doanh nhân là những thành tố tạo nên đội ngũ nhân lực lãnh đạo doanh nghiệp của các ngành nghề. Đã là người lãnh đạo, ngoài cái “tầm” hiểu biết, cái “tài” thao lược thì cá nhân của người lãnh đạo cần phải luôn ghi nhớ chữ “tâm”. Cái tâm để phát triển một doanh nghiệp bền vững, để xây dựng cuộc đời và sự phát triển của cộng đồng xã hội trước thăng trầm, biến động của thị trường. Chữ “tâm” khi có được sẽ giúp nâng tầm của doanh nghiệp.

Để gìn giữ được chữ “tâm”, bản thân doanh nhân phải là người luôn tu dưỡng đức đạo của bản thân. Một doanh nhân có đạo đức tốt sẽ luôn tìm tòi cách phát triển doanh nghiệp bền vững thông qua những chiến lược bảo vệ môi trường, bảo vệ người làm công cho mình, bảo vệ được người tiêu dùng thông qua những sản phẩm chất lượng với giá thành hợp lý.

* Hy vọng một năm mới sẽ đẩy lùi khó khăn, đề xuất cũng như hiến kế của ông là gì?

– “Cái khó bó cái khôn” nhưng cái khó cũng là điều kiện “ló cái khôn”. Theo tôi, với tình hình hiện nay cần phải xác định rõ những dự án có hiệu quả kinh tế thiết thực, những ngành nghề có tiềm năng thu hút, thúc đẩy sự phát triển kinh tế thì cần tập trung đầu tư, đẩy mạnh. Loại bỏ những chương trình, những dự án không hiệu quả, tốn kém, mất lòng dân… 

Bên cạnh việc phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, du lịch… Chính phủ cần tập trung cao độ đầu tư vào nông, lâm, ngư nghiệp. Đặc biệt là nông nghiệp khu vực Tây Nam Bộ vì đây là nguồn tài nguyên quý giá của nước ta có giá trị cao trong nước và xuất khẩu. Lưu ý làm sao tránh cảnh “được mùa mất giá, được giá mất mùa”.

Trước những bất ổn kinh tế trên, dòng chảy đầu tư cũng thay đổi và may mắn là nó đang có khuynh hướng chạy về Việt Nam, ví dụ nhà máy Lego với vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD đã khởi công ở Bình Dương và dự kiến xuất xưởng lô hàng đầu tiên vào năm 2024. Điều này cho thấy Việt Nam đang là nơi “đất lành chim đậu”.

Khi các công ty đa quốc gia này đầu tư vào Việt Nam, cũng là lúc các doanh nghiệp trong nước có thêm được những cơ hội phát triển (ví dụ xuất nhập khẩu…). Đây là lúc các cấp chính quyền nên mở rộng các chính sách thúc đẩy đầu tư qua các kênh mở rộng sản xuất, phê duyệt dự án, hay các chính sách an sinh bảo vệ doanh nghiệp trong nước cũng như nhân công trong nước… Tính minh bạch và sự nhanh chóng trong việc giải quyết thủ tục kinh doanh sẽ góp phần rất lớn cho doanh nghiệp kiến tạo kế hoạch kinh doanh và phát triển. 

 * Mong ước một Việt Nam luôn luôn phát triển về kinh tế làm cho dân giàu, nước mạnh, người người, nhà nhà ấm no, hạnh phúc, theo ông chúng ta sẽ phải làm gì cho năm nay, những năm tiếp theo?

– Cần học tập những bài học từ các nước tiên tiến nhưng phải có vận dụng phù hợp, hiệu quả, như các nước Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc… là nơi cũng từng có thời kỳ nền kinh tế đầy khó khăn nhưng đã từng bước vươn lên có được một nền kinh tế ổn định và phát triển.

* Năm nay là năm Quý Mão, ông cũng sinh năm Quý Mão, 60 năm cầm tinh con mèo… ông chiêm nghiệm được điều gì không?

– Người xưa nói: “Lục thập hoa giáp”, tôi sinh năm Quý Mão, giờ cũng đến năm Quý Mão, tuổi 60 là xem như cuộc đời mình đã được đi tròn đủ thập thiên can, thập nhị địa chi, đã chiêm nghiệm được nhiều buồn vui, đau khổ và sung sướng trong cuộc sống, các cung bậc đã nếm trải qua gần như đầy đủ, đã cảm nhận, đã nhìn, đã thấy, đã hiểu được rất nhiều điều, trong đó có những điều có thể cùng nhau chia sẻ và cũng có những điều cay đắng tế nhị không thể diễn đạt thành lời, vì vậy khoảng thời gian còn lại trên phía dốc bên kia của cuộc đời tôi tâm niệm cần phải sống tốt, sống có trách nhiệm, sống rộng rãi hơn cho chính mình và cho những hoàn cảnh còn đang gặp khó khăn trong cuộc sống của cộng đồng.

Chị Lạc Thảo Vy – Giám đốc chi nhánh OI Clinic, Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại và Hóa chất Phương Đông: “Hãy cho thế hệ trẻ một cơ hội”

Năm 2023 với những cánh cửa mới, thách thức mới, con đường mới, mong rằng cộng đồng xã hội, anh chị em doanh nhân nhiều sức khỏe và nhiều sức mạnh để chúng ta cùng vượt qua khó khăn, thử thách như chúng ta đã từng để thong dong bước đến đích cuộc sống và sự nghiệp. 

CÙNG NHAU CHÚNG TA ĐIBước vào năm mới 2023 với dự báo kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, chỉ có niềm tin cả cộng đồng xã hội cùng đoàn kết, sẻ chia, thấu hiểu và cùng nhau đi chung một con đường… thì chúng ta, nhất là đội ngũ doanh nhân Việt Nam mới có đủ sức mạnh vượt qua trở ngại, chinh phục những đỉnh cao mới.Với thông điệp đó, “xông đất” cho Doanh Nhân Sài Gòn năm 2023, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐTV Công ty SX-TM Mebipha Lâm Thúy Ái, Tổng giám đốc Công ty TNHH Mi Hồng Nguyễn Tu Mi, Giám đốc chi nhánh OI Clinic, Công ty TNHH SX-TM và Hóa chất Phương Đông Lạc Thảo Vy… đã chia sẻ giá trị của đồng hành và tin rằng, “Cùng nhau chúng ta đi” sẽ có một năm Quý Mão thành công rực rỡ.

* Năm mới với nhiều khởi đầu mới, chị hy vọng điều gì mới cho năm Quý Mão? 

– Với sự đồng lòng “cùng nhau chúng ta đi”, tôi hy vọng năm 2023 chúng ta sẽ vượt qua những khó khăn mà hậu Covid-19 

còn lại để tiếp tục thẳng tiến với nội lực mạnh hơn, tinh thần mạnh hơn. Mong rằng, những thử lửa vừa qua sẽ giúp chúng ta trân quý hơn tình cảm gia đình, bạn bè, người đồng hành đã hỗ trợ tinh thần, vật chất và niềm tin cho chúng ta vượt qua khó khăn.

* Ước mơ cho năm mới của chị là gì?

– Tôi mơ ước sẽ có một ngày tên của công ty tôi và tên các thương hiệu Việt Nam tỏa sáng không chỉ trong nước mà cả quốc tế. Với nhiều dự đoán năm 2023 còn khó khăn, tôi ước sẽ có điều kỳ diệu xảy ra để mọi dự đoán khó khăn đều sai. 

* Có câu nói mà doanh nhân nào cũng thuộc lòng, đó là “muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau”, chị thấu hiểu giá trị câu nói này như thế nào?

– Mỗi con người là một phần kết nối của gia đình, của doanh nghiệp. Vì thế, muốn có cuộc sống ý nghĩa thật sự, muốn đi đến tận cùng của hạnh phúc và thành công thì tất yếu không thể tách rời mối quan hệ đó. 

Tôi nhớ một câu nói rất hay của Henry Ford rằng: “Tôi thích sự nỗ lực 1% của một trăm người để đạt 100% kết quả, thay vì sự nỗ lực 100% của một người để đạt được 100% kết quả“ và thành tựu mà Ford đạt được là minh chứng rõ ràng nhất cho việc phải đi cùng nhau.

Điều đó cho thấy, chỉ có sự liên kết mới tận dụng mọi nguồn lực cũng như điểm mạnh của nhau để hạn chế nhất những điểm yếu, mới có thể đi xa và phát triển mạnh mẽ được. Và chỉ có tư duy “cùng nhau” mới giải quyết được các vấn đề  một cách tổng thể và đi đến thành công.

-2817-1673422302.jpg
 

* Cụ thể, trong năm qua, giá trị này với chị như thế nào?

– Năm qua là một năm thực sự khó khăn và tất cả chúng ta đều thấm đòn của ảnh hưởng đại dịch Covid-19. Nếu rời rạc chống chọi như một cây đũa trong bó đũa, chúng ta sẽ yếu ớt và gãy đổ. Nhưng với sự liên kết đồng hành cùng nhau, chúng ta đã tập hợp được nguồn lực, tạo thành một bó đũa có đủ sự mạnh mẽ và khó có thể đứt gãy.

Mỗi doanh nghiệp, mỗi ngành nghề đã chứng minh là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng và tiêu thụ của nhau. Từ đó, từng bước bước qua khó khăn và sẽ có sự thanh lọc mạnh mẽ những doanh nghiệp chưa có giá trị cốt lõi hay chưa đủ nội lực, để có thể hiện được liên kết trong chuỗi sàng lọc này.

* Năm qua, nguồn sức mạnh nào đã tiếp thêm sức mạnh, tiếp lửa cho chị trên hành trình kinh doanh? 

– Không phải chỉ có sự giúp sức hay hành động thực tế mới là sự đồng hành. Archimedes đã nói: “Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi có thể bẩy cả thế giới”. Và điểm tựa ấy có thể là sức mạnh vô hình của những lời động viên, của những cái nắm tay trao gửi niềm tin, của những cái ôm trao gửi tình cảm.

Khi khó khăn nhất, chúng ta sẽ nhận được giá trị của sự động viên đó và tôi thực sự biết ơn bạn đồng hành trên đường đời của mình đến thời điểm này là chồng của tôi. Anh ấy đã cho tôi sức mạnh vì đã tin tưởng tôi vô điều kiện kể cả những vô tâm, ngông cuồng của tôi khi chinh phục mục tiêu hay khát vọng thành công. Cùng tôi chăm lo cho con cái và chịu trách nhiệm trước gia đình mỗi quyết định quan trọng trong bước ngoặt của công việc hay thay đổi. 

* Cùng nhau đi đầu, gương mẫu, tiên phong trong mặt trận kinh tế và xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đạo đức văn hóa doanh nhân là nhắn nhủ của Thủ tướng và lãnh đạo thành phố, đây cũng là vấn đề nóng hiện nay đang được quan tâm, theo chị làm thế nào để lan tỏa văn hóa, đạo đức của doanh nhân rộng hơn trong cộng đồng doanh nhân? 

– Bạn có 30 năm để xây dựng uy tín của mình, sau 30 năm uy tín ấy sẽ thay đổi cuộc đời bạn. Tôi luôn phân định rất rõ ba việc: của mình, của người và của trời. Chắc chắn tôi sẽ luôn nỗ lực làm tốt nhất phần việc của mình để không có sự nuối tiếc với câu nói giá như hay ước gì. “Hữu xạ tự nhiên hương”, bạn sống có tốt và hành xử đúng sẽ có tất cả mọi người. Mỗi người hãy tự làm điều văn hóa và lan tỏa văn hóa, giá trị của mình thì sẽ tạo ra một đội ngũ có văn hóa, xã hội có văn hóa.

* Năm 2023 dự báo còn khó khăn, chị có cách làm gì mới để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp? 

– Không phải đại dịch là khó khăn nhất, mà khó khăn nhất chính là không chịu đổi thay. Đại dịch tới như một cú hích để ép buộc mỗi người, mỗi doanh nghiệp phải thực sự thay đổi. 

Nếu đưa ra cách sáng tạo, tháo gỡ mà không được thực hiện thì nó cũng sẽ đi vào lối mòn và không bao giờ có một kết quả mới tốt đẹp như chúng ta mong đợi. Với việc 100% kết quả được báo trước do không thay đổi và 50% có thể bứt phá thành công thông qua thay đổi thì tôi mong muốn hãy cho thế hệ trẻ một cơ hội, hãy lắng nghe một lần và cho chúng tôi được quyền sai, được quyền chuyển hóa để cùng tháo gỡ và vượt bão khó khăn.

Thực sự ra để có sự thành công hay đưa một doanh nghiệp vượt qua khó khăn cần sự liên đới của rất nhiều phía: Nhà nước, nhà khoa học – công nghệ, nhà sản xuất, nhà kinh doanh, nhà tiêu thụ. Sự đồng hành đồng bộ đó sẽ tạo nên mũi nhọn tiên phong và liên kết chặt chẽ phá vỡ mọi khó khăn. Rất khó nhưng không có gì là không thể. 

* Giấc mơ của chị về một tương lai Việt Nam? 

– Giấc mơ đẹp nhất là có một  ngày lá cờ Việt Nam và hai chữ Việt Nam sẽ được tung bay, viết thêm một lần nữa vào bảng thành tích hay thành tựu mới trên thế giới.

Tỷ phú Đồng Tháp Mười

Trở lại vựa lúa lớn nhất tỉnh Long An ở Đồng Tháp Mười, chúng tôi ngỡ ngàng trước đổi thay nơi vùng đất nê địa nặng phèn này bởi nhiều nông dân vốn nghèo đã trở thành tỷ phú…

Tỷ phú Đồng Tháp Mười

Là thị trấn ra đời muộn nhất ở vùng Đồng Tháp Mười thuộc tỉnh Long An, Tân Hưng đã trở thành một thị trấn sầm uất vùng biên giới. Từ Tân Hưng, anh bạn phóng viên Báo Long An chở tôi lên Hưng Điền B. Thắng – xã đội trưởng xã biên giới Hưng Điền B dẫn chúng tôi tấp vô căn nhà mới cất còn thoang thoảng mùi sơn nước ở ấp Bưng Ràm.

Chủ nhà Phạm Nhật Lập sắp bước qua tuổi 50 nhưng trông như chưa tới 40. Ba mươi năm trước, sống ở quê nhà huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, cái nghèo đeo đẳng quanh năm, bởi cha mẹ anh đông con, đất sản xuất ít ỏi. Biết bên xã Hưng Điền B tỉnh bạn đất hoang còn nhiều, Lập quyết định gom toàn bộ vốn liếng tích lũy từ ngày lập gia đình được 7 chỉ vàng, đưa vợ sang đây.

Những ngày đầu đến vùng đất mới, vợ chồng Lập phải đi làm mướn như nhiều cặp vợ chồng nghèo khác. Sau vài vụ lúa, đất Hưng Điền B níu chân vợ chồng Lập. Bảy chỉ vàng lận lưng ngày sang Hưng Điền B lập nghiệp, vợ chồng Lập mua được 0,7 hécta đất phèn còn ám mặt ruộng. Vừa lăn lưng làm mướn, vợ chồng Lập vừa be bờ, vét kinh dẫn nước gieo sạ trên mảnh đất mua được mỗi năm hai vụ lúa. 

Kéo tôi ngồi bệt xuống hiên ngôi nhà mới tân gia, Phạm Nhật Lập tươi cười nói: “Sản xuất độc canh cây lúa trên chưa đầy mẫu đất ở Đồng Tháp Mười may lắm mới đủ gạo ăn, nói chi tích lũy. Làm mướn thì phụ thuộc mùa vụ. Phải tìm cách thoát nghèo mới có điều kiện nuôi các cháu ăn học. Vì thế, tôi gặp một số chủ ruộng có ý định cho thuê đất thuê lại một ít để trồng lúa. Dần dần, cho đến vụ lúa Đông – Xuân 2022-2023, tôi thuê được 15 hécta đất trồng lúa với giá 16 triệu đồng/hécta. Trừ công đầu tư, trả tiền thuê đất hằng năm, vợ chồng tôi dư ra một số tiền không nhỏ”.

Và nhờ thế mà vợ chồng Phạm Nhật Lập dư sức nuôi con gái học đại học y, con trai học đại học công nghệ thông tin trên thành phố. 

“Khá giả nhờ làm ruộng, sao không tích tụ thêm đất như Nhà nước khuyến khích?”, tôi hỏi Lập. “Những hộ chuyển sang buôn bán hay xây dựng nhưng vẫn quyết giữ đất cho con cháu, theo nông dân chúng tôi nghĩ cũng là cách tích tụ ruộng đất”. Tích tụ ruộng đất như Lập nói, ở một khía cạnh nào đó cũng có lý.

Trở lại xã Hưng Điền B lần này, chúng tôi được tri điền thuộc hàng giàu có nhờ lắm ruộng, nhiều máy nông cụ Nguyễn Văn Thành “chiêu đãi” món thịt chuột rô ti. Tôi quen thân cựu chiến binh Nguyễn Văn Thành từ mấy mươi năm trước, thời anh còn vất vả xây lò mở dịch vụ sấy lúa khi nông dân thượng nguồn Đồng Tháp Mười thu hoạch lúa Hè – Thu. Từ khởi nghiệp bằng cách “sấy lúa mướn”, Nguyễn Văn Thành tích lũy bộn tiền. 

Anh dùng tiền đó “tích tụ” gần 60 hécta ruộng và sắm máy cày, máy bơm, máy gặt, vừa làm ruộng nhà vừa làm mướn. Thấy cá tra xuất khẩu ăn khách, Nguyễn Văn Thành và nhiều “đại gia” vùng biên giới chuyển một phần đất lúa thành ao nuôi cá tra giống bán cho dân nuôi cá thịt ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nhưng đại dịch Covid-19 bùng phát làm nhiều “ông lớn” ở Đồng Tháp Mười điêu đứng. Mất tiền tỷ vì “thua trận” cá tra giống, cha con anh Thành lại chuyển ao cá thành ruộng lúa đặc sản canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP để xuất khẩu.

Nâng chung rượu gạo mời hai chúng tôi, anh Thành quả quyết cái một: “Thua keo này mình bày keo khác.  Đến giờ này, tôi sắm được 10 máy gặt đập liên hoàn, 7 máy cày và 25 máy bơm nước”.

Với những loại máy phục vụ cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, cựu chiến binh Nguyễn Văn Thành không chỉ đủ khả năng canh tác mấy chục mẫu ruộng, mà còn mở rộng “nghề  làm mướn”.

Gió từ mặt ruộng mới sạ lúa đặc sản tràn lên mặt bàn nhậu, mát rượi. Đặt chung rượu xuống bàn, Nguyễn Văn Thành lại hứng khởi: “Sướng. Hết bỉ cực đến thới lai rồi đó anh!”.

Rồi anh kể cái cảnh một thương binh thời chống Mỹ, khi chiến tranh biên giới vừa kết thúc, từ huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp đưa vợ con sang Hưng Điền xin chính quyền cho tạm trú để khai vỡ đất hoang. Ngày ấy, huyện Tân Hưng còn nằm trong huyện Vĩnh Hưng, xã Hưng Điền B cũng chưa có tên địa danh trên bản đồ hành chính tỉnh Long An. Hơn bốn mươi năm lập nghiệp ở nê địa nặng phèn, giờ anh có biệt thự, có tài sản vào loại nhất nhì xã Hưng Điền B.

Nhìn tấm băng rôn căng giữa hai trụ cổng bề thế đầu đường dẫn vào mé sông Vàm Cỏ Tây, anh bạn ở Báo Long An bảo tôi ghé vào làng mai xã Tân Tây của huyện Thạnh Hóa, Long An.

Vùng đất này vào những năm 1980, nông dân chỉ biết ra rừng lấy lá tràm gió bán cho cư dân các tỉnh phía Bắc vào xây lò chiết xuất tinh dầu. Trước mắt chúng tôi, những cánh rừng tràm xưa kia, hằng năm canh tác một vụ khoai mỡ xen hai vụ lúa, giờ là những vườn mai vàng tít tắp.

Ai là người dám đưa cây mai chỉ quen sống trên đất cao về Tân Tây để hình thành nên một làng nghề trồng mai ở cái xã ngập nước trong mùa lũ, nhiễm mặn trong các tháng mùa khô?

Không khó để tìm câu trả lời. Ấy là chàng thanh niên Trần Văn Thống. Cách nay 20 năm, anh ngồi xe đò xuống “thủ phủ” hoa cây kiểng Cái Mơn, tỉnh Bến Tre làm mướn. Nhờ cần cù, chịu khó, nhiều nhà vườn Chợ Lách “cầm tay chỉ việc” nên anh sớm học được nghề trồng hoa kiểng, nhất là cây mai vàng. Anh học từ cách ươm hạt, ghép cành, vô phân, học cả cách “làm thị trường” cho cây mai. 

Trở về Tân Tây, Thống chuyển hai mẫu ruộng chuyên trồng lúa và khoai mỡ lên liếp xuống giống 2.000 cây mai vàng. Sau 4 năm chăm sóc, tỉa cành, tạo dáng, thương lái ở Bến Bình Đông trên quận 8, TP.HCM áp xuồng sát vườn mai của Thống đòi bao tiêu hàng trăm gốc mai chuẩn bị phục vụ Tết năm ấy. Sau thương vụ xuất bán mấy trăm gốc mai Tết, Thống có tiền mua tiếp 2 hécta đất kế bên, trồng thêm 2.000 gốc mai. 

Khởi nghiệp nghề trồng mai vàng trên đất lúa của Trần Văn Thống đã kích hoạt hàng trăm hộ nông dân xã Tân Tây trồng mai. Thống trở thành “kỹ sư mai vàng” hướng dẫn cô bác cách ươm hạt, ghép cành, chăm bón mai như hồi anh học ở Cái Mơn. 

Năm 2018, trong một cơn bạo bệnh, người khởi nghiệp làng nghề trồng mai xã Tân Tây Trần Văn Thống qua đời, để lại 4.000 gốc mai vàng đang ở giai đoạn sung mãn. Không bỏ cuộc, cha Thống –  lão nông Trần Văn Vị dù tuổi đã cao, thay Thống chăm sóc vườn mai con để lại. Hơn thế, ông Vị còn cải tạo 2 hécta đất lúa của vợ chồng ông để trồng mai.

Vụ hoa Tết Canh Tý 2020, trước khi dịch Covid-19 khởi phát, ông Vị xuất bán 210 gốc mai cho lái Bình Đông với giá 12 tỷ đồng. Riêng hai cây mai lái trả 1,2 tỷ đồng mỗi gốc, ông không bán bởi đó là hai cây mai con trai ông đã ráng giữ như là một kỷ niệm khởi nghiệp nghề trồng ma.

Cần phải có một giám đốc kể chuyện trong doanh nghiệp

Vốn đam mê đào tạo, sau khi tốt nghiệp đồng thời Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, chị Bùi Thị Ngọc Thu đã làm việc trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực cho nhiều doanh nghiệp và tổ chức khác nhau. 

Sau hơn 15 năm hoạt động trong lĩnh vực đào tạo về giao tiếp, thuyết trình, chị Bùi Thị Ngọc Thu – Founder và CEO Học viện Đào tạo và Phát triển nhân lực Nora Academy cho biết, kỹ năng giao tiếp và thuyết trình hiệu quả là công cụ giúp doanh nhân tạo lợi thế cạnh tranh. Trong thời đại “bão thông tin” như hiện nay, phương thức kết nối mạnh mẽ nhất với khách hàng là kể chuyện. Đây là cách truyền tải thông điệp hấp dẫn hơn và có khả năng giúp ghi nhớ nhiều hơn so với việc cung cấp thông tin. Và chị Ngọc Thu là tác giả sách cuốn Nghệ thuật thuyết trình bằng câu chuyện.

* Điều gì thôi thúc chị viết cuốn sách Nghệ thuật thuyết trình bằng câu chuyện?

– Sau 15 năm chuyên đào tạo trong các doanh nghiệp, tôi mong muốn có thể đi dạy, có thể làm việc với nhiều doanh nghiệp khác. Và tôi kỳ vọng sẽ viết ra được một quyển sách sẽ giúp lan tỏa kiến thức đến nhiều người trong mọi thời điểm. Động lực lúc đó rất là cao nên tôi lao vào viết. Trong tháng đầu tiên, tôi viết rất miệt mài, nhưng sau một tháng, tôi không biết sẽ viết tiếp nội dung gì. Trong một lần dọn dẹp nhà cửa, tôi phát hiện có rất nhiều bản thảo mình đã viết trước đó, chủ đề Storytelling cũng là chủ đề mình yêu thích. 

Khi tôi lấy mục tiêu viết sách là trao giá trị, trao ý nghĩa đến cho cộng đồng thì tôi lên kế hoạch viết lách chỉn chu, dành thời gian mỗi buổi sáng viết sách, nghiên cứu và làm việc với những mentor, những người cố vấn của mình và những chuyên gia khác. Sau khi đi qua hành trình viết quyển sách đầu tiên chính là quyển Storytelling, đến nay tôi đã xuất bản được ba quyển sách và niềm đam mê viết lách không dừng lại ở đây. Chiêm nghiệm lại thì ý tưởng ban đầu viết sách chỉ để trở thành tác giả thực sự rất trẻ con, nhưng nếu lấy động lực lớn hơn là đem lại giá trị cho mọi người thì tôi có thể hoàn thành mục tiêu và duy trì đam mê.

Chị Ngọc Thu là tác giả sách cuốn “Nghệ thuật thuyết trình bằng câu chuyện”
Chị Ngọc Thu là tác giả sách cuốn Nghệ thuật thuyết trình bằng câu chuyện

* Theo hướng dẫn của chị, cách thuyết trình trước lãnh đạo phải ngắn gọn, sẵn sàng bị cắt ngang và phải chuẩn bị phụ lục để lãnh đạo có thể tham khảo. Dường như kỹ thuật thuyết trình bằng câu chuyện không thể ứng dụng được trong trường hợp này?

– Đây là câu hỏi rất thú vị vì nó phản ánh góc nhìn tương phản và khó có thể áp dụng được. Bởi vì đối với những người lãnh đạo trong doanh nghiệp, họ phải xử lý rất nhiều các việc khác nhau và những quyết định của họ có tầm tác động rất lớn. Rất nhiều học viên của tôi cũng chia sẻ là bây giờ sếp của em không có thời gian cho em nói và thường họ sẽ cắt ngang. Đó là một đặc điểm điển hình của nhà lãnh đạo trong doanh nghiệp. 

Thuyết trình bằng câu chuyện nghe có vẻ dài dòng, vì khi gặp sếp thì tôi phải đi thẳng vào vấn đề. Thực ra những quan điểm đó lại không hề mâu thuẫn. Mấu chốt là góc nhìn của chúng ta về nghệ thuật kể chuyện đang khác nhau chúng ta nghĩ rằng kể chuyện sẽ tốn thời gian và nghĩ rằng kể chuyện chỉ có trong phim. Nhưng sự thật không phải vậy. Đối với tất cả doanh nghiệp hiện nay, thậm chí những tập đoàn rất lớn mà chúng ta có thể thấy, họ có hẳn vị trí là giám đốc kể chuyện, chuyên kể các câu chuyện kinh doanh chỉ trong thời gian ngắn, thậm chí là 30 giây.

Như vậy, kể chuyện doanh nghiệp là một góc nhìn rất thú vị. Điểm then chốt là khi chúng ta gặp lãnh đạo, chúng ta biết lãnh đạo đó đang quan tâm đến nhân vật gì, đang quan tâm đến câu chuyện gì thì chúng ta sẽ đi thẳng vào câu chuyện đó, nhưng vẫn theo các nguyên tắc của kể chuyện. Trong quyển sách, tôi có chia sẻ về 9 cấu trúc kể chuyện rất hay và ngắn gọn để có thể áp dụng hiệu quả.

* Vị trí giám đốc kể chuyện có khác biệt gì so với các vị trí đang có tại các doanh nghiệp?

– Chúng ta có rất nhiều vị trí lãnh đạo trong doanh nghiệp, đòi hỏi năng lực riêng và khác biệt. Nhưng đâu là vị trí kết nối tất cả những vị trí đó lại với nhau? Giám đốc kể chuyện sẽ làm chuyện này. Tương tự như vậy, lúc Thu phát hành cuốn sách thứ hai là quyển Data Storytelling (kể chuyện bằng dữ liệu) thì mình làm việc với các giám đốc kể chuyện ở thị trường nước ngoài và đã thấy một góc nhìn rất hay. Ví dụ như một người là startup ở thị trường Singapore, các bạn có ý tưởng và đi trình bày cho các khách hàng ở các thị trường khác. Vậy người nào sẽ đi làm công việc trình bày đó? Họ có một vị trí là Data Storyteller.

Tôi từng làm việc với một chuyên gia về Data Storyteller ở thị trường Luxembourg. Giữ vai trò giám đốc kể chuyện, chị nói về những chiến lược và ý nghĩa thương hiệu cho đối tác và khách hàng. Khi họ nói như vậy thì khách hàng cảm thấy kết nối với doanh nghiệp. Như vậy có thể thấy, một người giám đốc kể chuyện vừa đóng vai trò truyền thông trong doanh nghiệp, đồng thời cũng là nhà truyền thông bên ngoài. Truyền thông của họ có ý nghĩa và có sức tác động lớn hơn. 

Một doanh nghiệp nếu đo lường tác động tạo ra dòng tiền thì giám đốc kể chuyện phải truyền thông làm sao để tạo ra tiền cho tổ chức. Ngoài ra, một giám đốc kể chuyện phải biết truyền thông để làm tăng chỉ số hài lòng của khách hàng, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Giám đốc kể chuyện là người phải tạo ra những thông điệp rất mạnh mẽ, đây là một vị trí cần thiết và là một xu hướng. 

* Một câu hỏi của bạn đọc: Trong sách Nghệ thuật thuyết trình bằng câu chuyện, chị lấy khá nhiều ví dụ từ những người nổi tiếng của nước ngoài, có phải các câu chuyện của Việt Nam chưa đủ hay?

– Tôi tin rằng quan sát và dễ dàng tìm kiếm thông tin của người nổi tiếng sẽ giúp cho các bạn học hỏi và áp dụng hiệu quả hơn, vì chúng ta có thể tra cứu những thông tin này, đọc lại các bài phát biểu của họ. Vì chưa có mấy ai phân tích các bài phát biểu của họ nên tôi quyết định chọn những nguồn tài nguyên phổ biến này để phân tích cho độc giả. 

Trong một góc nhìn khác, sách của tôi cũng có những ví dụ điển hình của một số thương hiệu tại thị trường Việt Nam, nhưng chỉ dừng ở lĩnh vực truyền thông, vì hiện nay chỉ có lĩnh vực này ứng dụng việc kể chuyện khá mạnh mẽ. 

Tôi đang viết Nghệ thuật bán hàng bằng câu chuyện, với nhiều nghiên cứu tại thị trường Việt Nam, như vậy sẽ cho chúng ta những góc nhìn đa chiều hơn về việc ứng dụng nghệ thuật thuyết trình bằng câu chuyện, trong rất nhiều các tình huống giao tiếp, chẳng hạn như bán hàng. 

Tôi tin rằng quan sát và dễ dàng tìm kiếm thông tin của người nổi tiếng sẽ giúp cho các bạn học hỏi và áp dụng hiệu quả hơn, vì chúng ta có thể tra cứu những thông tin này, đọc lại các bài phát biểu của họ.
“Tôi tin rằng quan sát và dễ dàng tìm kiếm thông tin của người nổi tiếng sẽ giúp cho các bạn học hỏi và áp dụng hiệu quả hơn, vì chúng ta có thể tra cứu những thông tin này, đọc lại các bài phát biểu của họ”, chị Ngọc Thu chia sẻ

* Một câu hỏi khác: Như chị chia sẻ thì trong thế giới phẳng hiện nay, khách hàng rất thông minh và có nhiều thông tin hơn cả người bán, vậy thuyết trình bằng các câu chuyện đã đủ để thuyết phục họ mua sản phẩm hay chưa?

– Trong thời đại của chúng ta hiện nay thì mỗi khách hàng rất dễ có được bất kỳ một thông tin nào. Ví dụ như muốn mua một món đồ nào đó, họ có thể tìm kiếm trên mạng và thậm chí là xem review của các khách hàng khác. Chính vì vậy, tôi nhận thấy rằng thế giới của công nghệ thông tin và thế giới phẳng hiện nay đôi khi làm cho chúng ta ngộp vì lượng thông tin mà mình đang sở hữu.

Vậy làm thế nào để có thể khác biệt vượt trội trong một thế giới của bão thông tin? Những doanh nghiệp đang bán hàng, tiếp thị và truyền thông thì họ phải dùng một phương thức khác, theo tôi cách kết nối mạnh mẽ nhất với khách hàng chính là phương pháp kể chuyện.

Vì những câu chuyện sẽ khơi gợi sự tò mò của khán giả và mọi người sẽ quan sát xem chuyện gì đang xảy ra. Câu chuyện là một phương tiện rất thú vị và sẽ giúp chúng ta truyền tải thông điệp tốt hơn, vượt trội hơn và có khả năng được ghi nhớ nhiều hơn. 

* Xin cảm ơn chị!

Ông Shojiro Kamoshita – Chủ tịch Hiệp hội Hoa vải Tsumamizaiku Nhật Bản, Chủ tịch Công ty Ichirindo: “Việt Nam và Nhật Bản có nhiều nét văn hóa tương đồng”

Việt Nam có áo dài thì Nhật Bản có “quốc phục” kimono tồn tại cả nghìn năm. Ông Shojiro Kamoshita – Chủ tịch Hiệp hội Hoa vải Tsumamizaiku Nhật Bản, Chủ tịch Công ty Ichirindo cho rằng, Việt Nam đang tái hiện một phần cuộc sống của Nhật Bản cách đây 50 năm. Đó là cuộc sống chậm mà ở đó mọi người làm việc từ sáng đến tối và cuối tuần lại quây quần bên nhau…

Ông Shojiro Kamoshita - Chủ tịch Hiệp hội Hoa vải Tsumamizaiku Nhật Bản, Chủ tịch Công ty Ichirindo: "Việt Nam và Nhật Bản có nhiều nét văn hóa tương đồng"
Ông Shojiro Kamoshita – Chủ tịch Hiệp hội Hoa vải Tsumamizaiku Nhật Bản, Chủ tịch Công ty Ichirindo, Ảnh: Quỳnh Lâm

Sản xuất và kinh doanh hoa vải Tsumami – loại hoa gấp vải đính trên áo kimono có từ 200 năm trước, người đàn ông 60 tuổi này không chỉ muốn cứu một nghề sắp mai một mà còn muốn phát triển ra toàn cầu. Đó là lý do ông Shojiro Kamoshita và những người yêu thích nghề làm hoa truyền thống này thành lập Hiệp hội Hoa vải Tsumamizaiku Nhật Bản để tập hợp nghệ nhân và những người thợ lành nghề. Tại đó, họ tổ chức đào tạo cách làm hoa vải Tsumami cho thế hệ trẻ cả trong và ngoài nước.

Yêu nghề làm hoa vải, thấy nhiều điểm giống nhau giữa Việt Nam và Nhật Bản, năm 2007, ông Shojiro Kamoshita đã đến sống tại Việt Nam, xem Việt Nam như quê hương. Ông ăn được rất nhiều món ăn Việt Nam và thường vào bếp nấu những món ưa thích. Ông cũng đã lên kế hoạch 10 năm nữa sẽ “nghỉ hưu” và định cư ở Sài Gòn hoặc Cần Thơ.

* Làm hoa vải Tsumami là nghề lâu đời tại Nhật Bản, nhưng người Việt hình như mới biết loại hoa cài áo này chưa lâu…

– Hoa vải Tsumami là nét nghệ thuật độc đáo, đã được hình thành tại Nhật Bản từ thời Edo. Ban đầu, hoa được xem là món quà tặng cho bọn trẻ trong các cột mốc 1, 3, 5, 7, 9… tuổi, cầu mong trẻ khôn lớn, mạnh khỏe. Khi trẻ 20 tuổi, trong lễ chứng nhận trưởng thành, hoa vải Tsumami cũng được tặng để cài lên áo, lên tóc. Nhờ văn hóa đó mà hoa vải Tsumami ngày càng phát triển.

anh2a-1676343578.jpg

Ngoài ý nghĩa văn hóa, Tsumami cũng mang đến kinh tế, vì vậy đã có khá nhiều người theo đuổi nghề làm hoa này. Điều đáng tiếc là dần dần, một phần văn hóa Nhật Bản phát triển theo phương Tây, số lượng người mặc kimono giảm, kéo theo nghề làm hoa vải giảm.

Hiện tại, phong trào tặng hoa vải Tsumami cho các bé cũng giảm. Mỗi năm tại Nhật Bản có khoảng 4 triệu trẻ em được sinh ra và khoảng 20% trong số đó (800.000 bé) được tặng loại hoa này vào các dịp kỷ niệm. 

Để cứu nghề làm hoa vải Tsumami, nghệ nhân Takahashi Masayuki đã cùng với chúng tôi tập hợp những người làm nghề này và thành lập Hiệp hội Hoa vải Tsumamizaiku Nhật Bản. Tại Nhật Bản có khoảng 10.000 người theo nghề làm hoa vải Tsumami và chủ yếu theo nhóm tự phát. Hiện chỉ có khoảng hơn 20 người được đào tạo bài bản và là những nghệ nhân lành nghề. Chị Lý Thanh Phương của Việt Nam là người nước ngoài đầu tiên được các nghệ nhân Nhật Bản truyền dạy nghề làm hoa vải Tsumami và cũng là người nước ngoài duy nhất có chứng chỉ về nghề này.

* Hoa vải Tsumami đang bán nhiều trên mạng. Có gì khác nhau giữa hoa do các thành viên Hiệp hội Tsumamizaiku làm với hoa bán đại trà, thưa ông?

– Các loại vải được gấp khéo léo thành hoa cúc, hoa đào để cài lên áo, lên tóc và thường được làm từ vải tơ tằm nên giữ được rất lâu. Ai cũng có thể làm được hoa Tsumami nhưng quan trọng là sản phẩm có giá cao hay thấp. Một đóa hoa Tsumami do nghệ nhân làm ra được bán với giá 6-8 triệu đồng, trong khi sản phẩm của người bình thường bán trên Internet chỉ được 1-2 triệu đồng.

Trên cộng đồng mạng, người bán loại hoa này không phải ít. Chỉ cần khéo tay một chút người ta đều có thể làm được, tuy nhiên những người được đào tạo bài bản, có ý tưởng nghệ thuật khi làm ra sản phẩm sẽ có giá trị khác. Cũng như chiếc áo dài Việt Nam, chúng được may, bán khắp nơi nhưng giá cả thì đủ mọi cung bậc. Trong hàng vạn chiếc áo dài được bán trên thị trường, những chiếc áo dài của nhà thiết kế Sỹ Hoàng làm ra có giá trị khác biệt và không ai có thể làm được. 

-1727-1675998554.jpg
 

* Quả là không dễ cho những người yêu nghề làm hoa vải Tsumami…

– Nghề này đòi hỏi người làm có khiếu thẩm mỹ, có sự tỉ mỉ, nhẫn nại và chịu khó. Ai cũng có thể làm ra những chiếc hoa vải thông thường nhưng để tạo ra tác phẩm nghệ thuật thì cần có nghệ nhân. Và để trở thành nghệ nhân hay một người làm nghề được giới hoa vải Tsumami công nhận có “nhân hiệu” phải mất 5 năm học. Như Lý Thanh Phương chẳng hạn, chị đã dành 5 năm vừa học vừa hành mới có được sự bảo chứng từ các nghệ nhân Nhật Bản. Tôi đang muốn đào tạo thêm hai người Việt nữa để hình thành đội ngũ sản xuất Tsumami tại Việt Nam. Họ phải là những người vì nghệ thuật hoa vải Tsumami. 

Tôi rất khó chịu với loại hoa vải chất lượng kém bán trên thị trường hiện nay. Tại Nhật Bản, có những nơi cho thuê kimono không thể mua hoa vải với giá cao nên chọn sản phẩm chất lượng thấp nhập từ Trung Quốc để cài áo. Ngay cả những chiếc kimono này cũng không đúng là kimono. Họ chỉ lợi dụng “quốc phục” để kinh doanh. 

* Có điều gì đặc biệt để ông mang hoa vải Tsumami sang Việt Nam mà không là đất nước khác?

– Chúng tôi nhìn thấy có sự giống nhau giữa chiếc áo kimono và áo dài Việt Nam. Áo dài Việt Nam được nhiều người dân Nhật Bản ưa thích và chúng tôi muốn những chiếc hoa vải Tsumami được đính lên áo dài giống như đính trên chiếc kimono.

Năm 2018, trong chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước, ông Takahashi Masayuki – Chủ tịch đầu tiên của Hiệp hội Hoa vải Tsumamizaiku đã mang hoa vải Tsumami đến và gắn lên chiếc áo dài Việt Nam. Tại triển lãm áo dài Việt Nam, các nghệ nhân Nhật Bản đã trình diễn nghệ thuật gấp hoa vải Tsumami và rất được khách Việt ưa thích. 

Hằng năm, hai bên đều đặn tổ chức các buổi triển lãm để vinh danh áo dài Việt Nam và hoa vải Nhật Bản. Tôi mong từ chương trình này sẽ mở ra một hướng mới, nghề mới cho những người Việt Nam khéo tay. Cũng giống như 85% áo kimono được sản xuất tại Việt Nam, chúng tôi mong hoa vải sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân nơi đây, đặc biệt là phụ nữ. 

* Được biết còn có điều thú vị hơn từ các chương trình giao lưu văn hóa, triển lãm giữa hai quốc gia…

– Từ sau các chương trình triển lãm, chúng tôi mang hoa vải Tsumami đến các trường đại học tại TP.HCM và được nhiều bạn trẻ đón nhận. Họ làm say mê và khoe thành quả của mình trên trang cá nhân. Điều thú vị là việc làm của họ đã gây chú ý và tác động đến giới trẻ Nhật Bản. Từ chỗ không biết, không quan tâm đến hoa vải Tsumami, nhiều bạn trẻ Nhật Bản đã tìm hiểu về sản phẩm này. Vài năm qua, có nhiều bạn trẻ thành thị ở Nhật đã về vùng quê tìm hiểu nghề làm hoa vải và tỏ ra rất thích thú với nghệ thuật hoa vải. 

Các công ty du lịch Nhật Bản cũng đã đưa việc tham quan, tìm hiểu về nghề làm hoa vải Tsumami vào các tour. Năm ngoái, có khoảng 600.000 lượt khách du lịch tham quan, tìm hiểu về nghề làm hoa vải và riêng tại cơ sở của tôi đã đón 500 khách.

* Đó là tín hiệu rất lạc quan cho nghề làm hoa vải Nhật Bản và cho cả công ty của ông?

– Giờ đây, hoa vải Tsumami đang được ứng dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Không chỉ để cài áo cho bé trai, cài tóc cho bé gái, cài áo kimono, mà còn làm cúc áo. Để phát triển và đưa ra thị trường quốc tế, chúng tôi đang mở rộng các loại hoa vải Tsumami mà trước mắt là bonsai để bàn, hoa lan, hoa đeo tai, hoa gắn trên búp bê. Hai sản phẩm bán chạy nhất của Công ty Ichirindo là hoa tai và nhẫn.  

anh3a.jpg

Năm 2022, một đơn vị làm búp bê của Nhật Bản đã đặt đơn hàng bonsai để đưa vào hệ thống 50 cửa hàng của họ tại Nhật. Tại Việt Nam, chúng tôi chỉ đặt gia công hoa vải Tsumami từ chị Lý Thanh Phương. Bắt đầu từ năm nay, tôi giao toàn bộ việc kinh doanh tại Nhật cho con trai quản lý và đẩy mạnh mảng này tại Việt Nam. Tôi muốn tự mình phát huy công nghệ làm hoa vải và cũng muốn các bạn trẻ Việt Nam làm ra những sản phẩm tốt hơn, đẹp hơn. Điều mong mỏi của tôi là phát triển nghề làm hoa vải và dựa trên nhu cầu thị trường để đưa hoa vải ra các nước.

Sắp tới kỷ niệm 50 năm quan hệ Việt Nam – Nhật Bản, chúng tôi kết hợp với các trường đại học để các em làm hoa vải Tsumami bán trong dịp này. 

* Ông nói văn hóa Việt Nam và Nhật Bản có nhiều nét giống nhau, cụ thể như thế nào, thưa ông?

– Lễ, Tết của hai nước giống nhau. Mẹ tôi đã qua Việt Nam bốn lần và bà bảo Việt Nam giống Nhật Bản quá. Khi đến Việt Nam bà không có quá nhiều bất ngờ, vì mọi người đối xử với nhau bằng cái tâm.

Tuy nhiên, với tôi thì Việt Nam giống như Nhật Bản 50 năm trước. Cuộc sống không quá nhanh, không quá bận rộn. Hằng ngày, chúng ta vẫn bắt gặp cảnh tranh cãi ngoài đường. Mọi người làm việc từ sáng đến tối và cuối tuần cả gia đình lại quây quần bên nhau. Nhật Bản trước kia cũng như vậy nhưng giờ không còn cảnh đó nữa. 

Ở Nhật Bản hiện nay, đâu đâu cũng có thể sản xuất sản phẩm công nghệ cao và người Nhật rất bận rộn. Người Nhật đi rất nhanh, còn người Việt đi rất chậm. Tuy nhiên, người Việt rất chịu khó học, học một cách chỉn chu nên sẽ phát triển không thua gì Nhật.

Tôi mong các tập đoàn lớn như Toyota, Honda, Mitsubishi, Canon… mở ra “những con đường” để các bạn trẻ là thực tập sinh đưa công nghệ mới ứng dụng tại Việt Nam. Tôi muốn hai nước hỗ trợ nhau để cùng phát triển công nghệ mới. Điều này sẽ góp phần giúp cả hai quốc gia tiếp tục đi lên.

* Còn món ăn Việt Nam thì sao? Ông có thích nghi được?

– Không chỉ quen mà tôi rất thích nhiều món ăn của Việt Nam. Bạn biết không, ở đây tôi vẫn thường nấu canh chua, thịt kho hột vịt và thích nhiều món như hủ tíu, bún mắm… Tôi cũng rất thích các món ăn vặt như bắp xào, bánh tráng trộn và vẫn ăn mỗi tuần.

* Có những trải nghiệm thú vị như vậy, hẳn ông đã có thời gian dài gắn bó với Việt Nam?

– Tôi đã có 15 năm gắn bó với nơi này và hằng năm vẫn đi đi về về giữa Việt Nam và Nhật Bản. Với tôi, Việt Nam cũng là quê hương và tôi đã lên kế hoạch 10 năm nữa sẽ sống hẳn ở Sài Gòn hoặc Cần Thơ. 

* Cảm ơn ông về những chia sẻ!