Đời Sống

Huỳnh Như: “Cô gái vàng” với tài năng thiên bẩm, sự cống hiến làm rạng danh bóng đá nữ Việt Nam

Cầu thủ Huỳnh Như (SN 1991, quê ở xã Mỹ Chánh, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh). Cô hiện là cầu thủ nữ nổi tiếng của Việt Nam với nhiều thành tích đáng tự hào. Huỳnh Như đã có 7 lần giành ngôi vô địch quốc gia, 2 lần đoạt Cúp quốc gia, 4 lần nhận danh hiệu Quả bóng vàng nữ Việt Nam.

“Vàng 10” cho Huỳnh Như

Danh hiệu Quả bóng vàng (QBV) tối 16.2 khép lại một hành trình đáng nhớ và rất thành công với tiền đạo Huỳnh Như, chân sút chủ lực ở câu lạc bộ nữ TPHCM và đội tuyển nữ Việt Nam. Cô về nhất khi nhận được 554 điểm, bỏ rất xa người đứng thứ 2 là Phạm Hải Yến (201 điểm) Đây là lần thứ 4, chân sút sinh năm 1991 đạt giải thưởng cá nhân cao quý nhất của bóng đá Việt Nam, sau các năm 2016, 2019 và 2020. Cô chính thức san bằng kỷ lục của Đoàn Thị Kim Chi – trợ lý huấn luyện viên tuyển nữ Việt Nam hiện tại.

Việc Huỳnh Như đoạt QBV 2021 là điều gần như không thể bàn cãi sau màn trình diễn xuất sắc trong năm vừa qua. Ở cấp độ câu lạc bộ, Huỳnh Như đoạt cú đúp danh hiệu vô địch quốc gia và Cúp quốc gia. Tại 2 giải này, chân sút quê Trà Vinh cũng ẵm luôn phần thưởng cho cầu thủ chơi hay nhất giải. Riêng tại giải vô địch quốc gia, Huỳnh Như cũng là vua phá lưới với 9 bàn thắng.

Trong màu áo tuyển nữ Việt Nam, Huỳnh Như cũng là nhân tố chơi ổn định bậc nhất nhờ kinh nghiệm thi đấu quốc tế dày dạn, sở hữu kỹ thuật cá nhân khéo léo và khả năng làm bàn đa dạng. Chân sút 31 tuổi này đã cùng tuyển nữ Việt Nam vượt qua vòng loại Asian Cup 2022 rất thuyết phục, với 2 trận thắng rất đậm trước tuyển nữ Maldives và Tajikistan.

Đến vòng chung kết, Huỳnh Như đã sớm thể hiện vai trò đầu tàu về chuyên môn khi ghi 2 bàn thắng rất quan trọng ở các trận gặp Myanmar và Thái Lan, góp công lớn để viết nên lịch sử cho tuyển nữ Việt Nam với tấm vé dự World Cup 2023. Đến nay, Huỳnh Như đã ghi 50 bàn thắng trong 56 trận khoác áo tuyển Việt Nam. Cô đã cùng đội đoạt tất cả danh hiệu cao quý nhất ở khu vực với 2 lần đoạt huy chương vàng SEA Games, 1 lần vô địch AFF Cup. Ở cấp câu lạc bộ, cô cùng đội TPHCM gần như không có đối thủ ở đấu trường trong nước những năm vừa qua.

Từ chối cơ hội xuất ngoại vì… giấc mơ World Cup

Huỳnh Như bộc lộ năng khiếu bóng đá từ rất sớm, nhưng mãi đến năm 16 tuổi, cô mới chuyên tâm theo nghiệp quần đùi áo số. Tuy nhiên chỉ sau một thời gian ngắn ăn tập, Huỳnh Như nhận tin sốc, khi Trà Vinh quyết định giải thể bóng đá nữ. Với một người hàng ngày đạp xe hơn 20km đến sân tập để nuôi dưỡng ước mơ như Huỳnh Như, đó là thực tế rất phũ phàng. Cô đứng trước lựa chọn phải bỏ ngang bóng đá, hoặc chuyển sang chơi môn khác.

Nhận thấy tài năng hiếm có của cô học trò, một người thầy đã giới thiệu cô lên TPHCM tập luyện. Tại đây, Huỳnh Như phải thử việc không lương trong… 3 tháng. Trong quãng thời gian đó, dù được gia đình hỗ trợ, Huỳnh Như cũng không tránh khỏi những lúc thiếu thốn, phải tự mình đương đầu, giải quyết những bộn bề khó khăn. Những điều đó đã không làm Huỳnh Như chùn bước, trái lại còn giúp cô mạnh mẽ, quyết tâm hơn và đặc biệt rất quyết đoán với những quyết định của mình.

Huỳnh Như là chân sút số 1 của tuyển nữ Việt Nam và đội nữ TPHCM trong vài năm qua. Ảnh: VFF
Huỳnh Như là chân sút số 1 của tuyển nữ Việt Nam và đội nữ TPHCM trong vài năm qua. Ảnh: VFF

Trong năm 2021, Huỳnh Như cùng Phạm Hải Yến và Tuyết Dung nhận được lời mời sang Châu Âu thi đấu cho câu lạc bộ Lank FC (Bồ Đào Nha). Đội trưởng tuyển nữ Việt Nam là cái tên được săn đón nhất và các thủ tục cũng được tiến hành suôn sẻ. Nhưng vào phút chót, Huỳnh Như đã quyết định ở lại.

Ngoài chuyện đi lại bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, cô gạt cơ hội sang Châu Âu để tập trung hết sức vào mục tiêu lớn cùng tuyển nữ Việt Nam là giành vé dự World Cup và bảo vệ thành công tấm huy chương vàng ở SEA Games trên sân nhà. Đến này, Huỳnh Như đã hoàn thành một nửa mục tiêu và tự tin hướng đến những giải đấu phía trước.

Ở tuổi 31, Huỳnh Như không còn trẻ. Cô cũng đã nghĩ đến chuyện lập gia đình, nhưng rất có thể điều đó chỉ đến sau World Cup 2023 – ước mơ của đời cầu thủ mà cô đã đạt được.

Sáng 19/2, tiền đạo CLB Lank sẽ có mặt ở TP.HCM sau hai chặng bay từ Bồ Đào Nha về Việt Nam.

Huỳnh Như sẽ mất nhiều giờ bay. Đầu tiên, cô xuất phát từ Braga đến sân bay Frankfurt (Đức). Sau đó vào trưa 18/2, tiền đạo tuyển Việt Nam mới về sân bay Tân Sơn Nhất trên chuyến bay mang số hiệu VN30, hạ cánh lúc 7h45 sáng 19/2.

Trong đợt về nghỉ phép lần này, chân sút sinh năm 1991 được mời tham dự Gala trao giải Quả bóng vàng Việt Nam 2022. Nhiều khả năng, cô sẽ đạt danh hiệu cao nhất. Tuy nhiên, Trần Thị Thùy Trang cũng được cho là có sự cạnh tranh gắt gao.

Ngoài ra, Huỳnh Như tranh thủ về Trà Vinh thăm gia đình. Hiện tại, chưa rõ cô gái vàng của Việt Nam sẽ về nghỉ phép bao lâu. Tuy nhiên theo lịch thi đấu của CLB Lank nữ ở giải VĐQG Bồ Đào thì phải đến ngày 5/3, họ mới thi đấu tiếp.

Lank FC đứng thứ 6 với 20 điểm sau 13 trận. Họ đứng giữa bảng xếp hạng với phong độ ổn định khi thắng 3/5 trận gần nhất. Đội bóng ghi được 10 bàn, trong đó, Huỳnh Như góp 6 bàn ở tất cả mặt trận.

Hôm 5/2, Huỳnh Như đá phạt đẹp mắt giúp Lank thắng 2-1 trước Torreense ở vòng 13. Cô còn nhảy điệu “See tình” của ca sĩ Hoàng Thùy Linh khi ăn mừng.

Với phong độ chói sáng ở nước ngoài, Huỳnh Như khiến nhiều người tin rằng cô sẽ có thêm một QBV Việt Nam nữa. Gala trao giải dự kiến được tổ chức ở TP.HCM vào cuối tháng 2.

Chi một tỷ đồng cải tạo căn hộ phong cách pop art

Căn hộ của Tô Chu có nội thất hình học và màu sắc nổi bật, là nơi để chàng trai 30 tuổi nghỉ dưỡng cuối tuần.

Công trình nằm ở quận 9, TP HCM với diện tích 57 m2. Trong ảnh là lối vào của căn hộ với nội thất màu sắc rực rỡ.

Ban đầu, căn hộ có hai phòng ngủ nhưng do ở một mình, Tô Chu (30 tuổi, kinh doanh thời trang) đã cải tạo phòng ngủ nhỏ thành phòng thay đồ (walk-in closet). Công trình được hoàn thiện sau ba tháng và Tô Chu đã chuyển vào ở từ tháng Một.

Anh cho biết căn hộ được thiết kế theo chủ nghĩa hậu hiện đại (post modernism) mà tiêu biểu là phong cách Pop Art và Memphis thập niên 1980. Nội thất theo phong cách này đậm tính hình học và màu sắc mạnh.

Tuy nhiên để không gây rối mắt, KTS trưởng Huỳnh Thế Nguyễn (người phụ trách thiết kế, cải tạo công trình) kết hợp thêm các tông pastel nhẹ nhàng.

Điểm nhấn chính của căn hộ là sự “nổi loạn ngầm” len lỏi trong cách bố trí màu sắc theo hệ màu RGB, phối hợp nội thất hình học vuông vắn. Xen lẫn trong căn hộ là những mảng tường được làm cong mềm mại với màu trắng irovy. Cách làm này giúp không gian sống hài hòa giữa các yếu tố đối nghịch.

Phần tường cạnh loggia sử dụng thạch cao uốn lượn ở bên trong nên không gây ảnh hưởng cảnh quan chung của tòa chung cư. KTS tư vấn nền gạch đá mài kết hợp màu sắc chủ đạo của nội thất để làm tăng sự sang trọng, sáng sủa. Đây là một lựa chọn mà Tô Chu đánh giá ‘đắt xắt ra miếng’.

Kinh nghiệm chọn màu sắc của Tô Chu là sử dụng một tông màu chính cho căn hộ. Anh chọn màu vàng chủ đạo kết hợp cùng các tông nóng tương tự như cam, đỏ, xanh và các sắc độ màu đậm nhạt để tránh gây nhức mắt và nhàm chán. Bếp có màu celestial sun, dù rực rỡ vẫn nhã nhặn. Các đồ dùng bếp đều theo tông vàng để tạo sự hài hòa tông màu.

Là dân học mỹ thuật nên Tô Chu làm thêm mảng tường sử dụng bút chì chuyển màu ombre, vừa đem lại dấu cá nhân, vừa dùng trang trí thay ảnh.

Lối vào của phòng thay đồ. Căn phòng tháo cửa để Tô Chu tiện ra vào thường xuyên. Anh muốn tạo điểm nhấn nên chọn vòm bất đối xứng cho lối vào phòng.

Căn phòng được bạn bè của Tô Chu ví von là “showroom nước hoa”.

KTS và cộng sự sử dụng gạch ô kính lấy sáng làm tường phân cách giữa phòng ngủ và phòng khách. Vật liệu này vừa đảm bảo hiệu ứng ánh sáng tốt lẫn mở rộng không gian sống.

Khó khăn Tô Chu trải qua khi làm nhà là phải xin giấy phép sửa chữa và xây dựng từ ban quản lý căn hộ với quy trình phức tạp, tốn thời gian. “Mặt khác, vì cải tạo căn hộ chung cư nên thời gian thi công hạn chế và giá tiền thi công cao”, anh nói.

Tô Chu cho biết tổng chi phí xây dựng, thiết kế, nội thất không gồm thiết bị điện tử của căn hộ gần một tỷ đồng.

Hâm nóng thức ăn bằng lò vi sóng: Nên hay không?

Lò vi sóng phát ra bức xạ khiến nhiều người đặt câu hỏi về độ an toàn khi sử dụng và ảnh hưởng của nó tới thức ăn trong lò.

Lò vi sóng là thiết bị có mặt ở hầu hết các hộ gia đình, giúp bạn rã đông thực phẩm, nấu và hâm nóng thức ăn. Nó được sử dụng đơn giản và tốc độ nhanh chóng. Tuy nhiên, bức xạ do lò vi sóng phát ra khiến nhiều người băn khoăn. Thức ăn có bị mất dinh dưỡng hay tiềm ẩn nguy cơ gây hại gì nếu được hâm nóng bằng lò vi sóng?

Ngay từ tên gọi lò vi sóng hay lò vi ba đã xác nhận sự hiện hữu các tia vi sóng. Vi sóng được sinh ra từ nguồn magnetron, theo ống dẫn sóng vào ngăn nấu rồi phản xạ qua lại giữa các bức tường của ngăn nấu, và bị hấp thụ bởi thức ăn, ta thường được gọi là bức xạ. Bức xạ này không ion hóa, do đó không gây rủi ro cho sức khỏe của chúng ta.

Ngăn nấu là một lồng Faraday gồm kim loại hay lưới kim loại bao quanh, đảm bảo cho sóng không lọt ra ngoài. Lưới kim loại có thể nhìn thấy được ở cửa lò vi sóng. Các lỗ trên lưới này có kích thước nhỏ hơn nhiều bước sóng (12 cm), nên sóng vi sóng không lọt ra, nhưng ánh sáng (ở bước sóng ngắn hơn) vẫn lọt qua được, giúp quan sát thức ăn bên trong. Khi sử dụng, bạn nên đứng cách lò khoảng 20 cm trở lên, kiểm tra, đóng kín cửa lò khi nó đang hoạt động.

Tuy nhiên, với lò vi sóng quá cũ, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đạt tiêu chuẩn đo lường của đơn vị kiểm định, bạn nên tránh sử dụng.

Nhưng, lò vi sóng có làm mất chất dinh dưỡng của thức ăn?

Rau củ sẽ mất đi một số giá trị dinh dưỡng trong lò vi sóng. Một số loại rau đã mất đi một phần lớn flavonoid (Flavonoid: Một loại chất chuyển hóa trung gian của thực vật). Tổn thất này không đáng kể nếu thời gian gia nhiệt thấp hơn. Đồng thời, việc rau mất ít hay nhiều dinh dưỡng sẽ phụ thuộc vào kết cấu của chúng và các chất dinh dưỡng bên trong. Trong đó, bí ngô, đậu Hà Lan và tỏi tây khi được đun nóng bằng lò vi sóng sẽ mất axit phenolic, nhưng điều này không xảy ra với rau bina, ớt chuông, bông cải xanh và đậu xanh.

Tôi có nên hâm nóng thức ăn trong lò vi sóng bằng hộp nhựa không?

Một số loại nhựa khi đun nóng giải phóng các chất hóa học, chẳng hạn như phthalates, có thể tan vào thực phẩm và chúng ta sẽ nuốt phải nó khi ăn. Những hợp chất hóa học này đặc biệt có hại cho hệ thống nội tiết tố và sự trao đổi chất của chúng ta.

Đối với những người trẻ tuổi, chúng có thể gây tăng huyết áp và kháng insulin. Điều này có thể dẫn đến rối loạn chuyển hóa, chẳng hạn như bệnh tiểu đường và tăng huyết áp, các vấn đề về sinh sản, hen suyễn và rối loạn tăng động giảm chú ý.

Lưu ý khi hâm nóng thức ăn bằng lò vi sóng

Việc hâm nóng thức ăn trong lò vi sóng an toàn nhưng bạn không nên để thời gian hâm nóng thức ăn quá lâu trong lò. Đồng thời, bạn nên hâm nóng thức ăn trong bát đựng là đồ gốm hoặc thủy tinh. Không sử dụng những dụng cụ bằng kim loại trong lò vi sóng bởi chúng có thể làm tia lửa điện phát ra liên tục trong lò khiến lò bị hỏng.

Trong trường hợp bạn chọn hâm nóng đồ trong bát nhựa, hãy cố gắng tránh những hộp cũ vì chúng có xu hướng giải phóng nhiều chất hóa học hơn. Ngoài ra, hãy tránh những loại có nhãn hộp nhựa có số “3”, chữ “V” hoặc “PVC”. Vì ký hiệu này cho thấy có phthalate trong nhựa.

Một điều khác bạn nên cảnh giác là thức ăn quay bằng lò vi sóng nóng không đều (thức ăn được xếp ở giữa thường nóng trước tiên). Khi đó, bạn cần xếp thức ăn ở viền bát, viền đĩa để chúng có độ nóng đồng đều, chẳng hạn món thịt nướng. Thức ăn thừa khi quay lại phải đạt và duy trì nhiệt độ 165°F (70°C) trong hai phút.

Tôi không nói chuyện với bố 10 năm nay

Tôi và bố từng to tiếng khi tôi phát hiện ra ông ngoại tình. Dù sau đó ông đã dừng lại và sống tốt hơn, tôi vẫn không thể nói chuyện lại với ông.

Tôi là con gái út trong nhà, trên tôi có một anh trai và chị gái nữa. Từ bé đến lớn trong mắt tôi bố luôn là thần tượng. Bố tôi phong độ và rất giỏi ngoại giao, đi đến đâu ông cũng được mọi người quý mến. Đối với các con dù làm kinh doanh bận rộn, ông vẫn dành nhiều thời gian dạy chúng tôi học, đưa chúng tôi đi chơi vào mỗi cuối tuần và chiều chuộng anh em tôi.

Năm bố 50 tuổi, lúc đó tôi 17 tuổi, gia đình tôi bắt đầu lục đục. Nguyên nhân do mẹ tôi phát hiện ra bố ngoại tình với đối tác làm ăn đã có chồng con. Bố mẹ ngày nào cũng cãi nhau khiến chúng tôi bị ảnh hưởng tâm lý. Là con gái nhưng tôi nóng tính và ghê gớm nhất nhà. Một lần chứng kiến bố mẹ cãi nhau, tôi chạy đến chỉ thẳng vào mặt bố nói: “Ông đúng là đồ đểu, mẹ đã hy sinh cho cả gia đình nhiều như vậy mà ông còn phản bội, ông cút ngay đi…”. Đó là những câu nhẹ nhàng nhất, tiếp đến tôi còn dùng những từ ngữ rất nặng nề để nói về bố mình.

Sau hôm đó, bố tôi hứa cắt đứt quan hệ với cô kia, hai bố mẹ chỉ khoảng một tháng sau là lại làm hòa, vui vẻ, hạnh phúc như trước. Thế nhưng, mối quan hệ giữa bố con tôi đã rạn nứt từ đấy. Tôi viện cớ đi học thêm cả ngày để không phải ăn tối chung với gia đình, tối về tôi cũng lên phòng học, hoàn toàn không có sự giao tiếp với bố dù ông đã nguôi giận và chủ động muốn làm hòa với tôi. Có lần mẹ tôi giải thích: “Chuyện bố mẹ là chuyện hai vợ chồng với nhau, đáng nhẽ con đừng nên xen vào, dù có thế nào bố vẫn là bố của con. Bố có thể sai lầm và làm tổn thương mẹ nhưng sẽ mãi yêu các con”. Mẹ bảo tôi xin lỗi bố để gia đình được êm ấm nhưng tôi không chịu.

10 năm kể từ ngày ấy, tôi giờ đã có chồng và con nhỏ nhưng vẫn chưa nói chuyện lại với bố mình. Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ, dù hiểu, thương và tha thứ cho bố, tôi vẫn không thể mở lời nói câu xin lỗi để mối quan hệ bố con tôi lành lặn như trước. Bố ngày càng già và yếu hơn, bệnh tật đầy mình, nhiều lúc tôi chỉ muốn ngồi nói chuyện, bàn luận về món ăn, chuyện thời sự hay nuôi dạy con cái với bố nhưng không làm được. Có lẽ thời gian lâu quá ông cũng không có hy vọng làm lành với tôi nữa. Tôi để ý mỗi lần tôi đến, ông đều tránh lên tầng, ông chỉ chơi với cháu và nói chuyện thông qua con rể chứ không trực tiếp đối thoại với tôi.

Liệu tôi và bố có còn hàn gắn được nữa không và tôi phải làm thế nào?

4 quy luật thăng tiến ‘thần tốc’

Tích cực nhận việc khó, biết tận dụng sức mạnh tập thể… là bí quyết giúp bạn thăng tiến vượt bậc.

Ảnh: Pinterest
Ảnh: Pinterest

Ở chốn công sở, nếu muốn nâng cao năng lực cạnh tranh cốt lõi, làm việc chăm chỉ là điều tất yếu. Sếp và cấp trên thích kiểu nhân viên chăm chỉ này. Nhưng, nếu bạn chỉ biết vùi đầu vào làm việc, đó là chưa đủ bởi sức cạnh tranh của bạn sẽ không quá mạnh. Nếu làm thêm bốn điều sau đây, bạn có thể nâng cao năng lực cạnh tranh cốt lõi của mình.

1. Học cách tích cực thể hiện mình nơi công sở

Có nhiều người quen sống thụ động, chờ đợi, vùi đầu vào công việc mà không chủ động thể hiện mình. Có thể họ khiêm tốn và lịch sự. Điều này có thể là kết quả của nền tảng giáo dục, ảnh hưởng văn hóa công sở truyền thống. Bạn nghĩ miễn là mình làm việc chăm chỉ, cấp trên và sếp chắc chắn sẽ nhìn thấy điều đó. Nhưng có một sự thật phũ phàng nơi công sở là sếp bận rộn và cấp trên ít khi để ý đến những vai trò vô danh. Bạn có chút công lao nhưng không chủ động thể hiện, mọi thứ sẽ nhanh chóng bị lãng quên. Do đó, ở nơi làm việc, lương thưởng có thể không tỷ lệ thuận với nhau khi bạn không tích cực thể hiện bản thân. Nếu bạn khó thể hiện năng lực cạnh tranh của mình, đó là trở ngại lớn cho sự nghiệp của bạn.

2. Dám thử thách bản thân với công việc khó

Độ khó cao đồng nghĩa công việc càng khó làm, phần thưởng càng lớn. Tại nơi làm việc, dám đương đầu với những công việc khó khăn là con đường tắt để nâng cao năng lực cạnh tranh cốt lõi của một người, là con bài quan trọng nhất để bạn được thăng tiến và tăng lương.

Ngược lại, mặc dù một số người rất có năng lực và tài năng, từng được sếp, cấp trên đánh giá cao, họ vẫn bị tụt lại phía sau trong cuộc cạnh tranh khốc liệt, bị loại bỏ. Bởi họ có một điểm yếu “chết người”, đó là thiếu dũng khí để thử thách với những công việc khó khăn. Ngay cả khi sếp và cấp trên trao cho họ cơ hội, họ cũng không thể nắm bắt được vì sự rụt rè của mình. Hãy nhớ, không dám thử thách với những công việc khó chẳng khác nào tự giam cầm tiềm năng của chính mình, điều này sẽ khiến bạn ngày càng trở nên tầm thường.

3. Có tinh thần đồng đội

Những người có tinh thần cạnh tranh thực sự không chỉ mạnh khi làm việc một mình, mà quan trọng hơn là anh ta có bản lĩnh, tinh thần đồng đội, biết cách hòa nhập vào tập thể và chiến đấu cùng mọi người.

Ngược lại, ở nơi làm việc, nếu bạn luôn “đơn thương độc mã”, bạn sẽ phải chịu nhiều khó khăn. Những người làm một mình dù có năng lực đến đâu cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt, với môi trường làm việc hiện đại và với sự phân công lao động ngày càng tinh vi hơn. Vì vậy, ở công sở, ngoài việc chăm chỉ làm việc, bạn phải đặc biệt chú ý đến tinh thần đồng đội, biết mượn sức mạnh tập thể và đóng góp cho mục tiêu chung.

4. Tận dụng thời gian và cải thiện bản thân thông qua việc không ngừng học hỏi

Học tập như chèo thuyền ngược dòng, không tiến ắt sẽ lùi. Trong môi trường làm việc hiện đại, những người có năng lực cạnh tranh cao thường học tập không ngừng. Ngay cả khi họ bận rộn trong công việc, cho dù cuộc sống căng thẳng đến đâu, họ sẽ dành thời gian để học tập.

Mặt khác, sau một ngày bận rộn, ai cũng muốn được nghỉ ngơi, dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, nhưng những điều này không làm chúng ta trì hoãn học tập. Chỉ cần bạn chịu khó học hỏi, thời gian luôn có thể sắp xếp được.

Ba cách nghĩ khiến bạn dễ bị sa thải

Nếu bạn nghĩ rằng mình chỉ nên làm ít để xứng với mức lương ít, rất có thể, bạn sẽ bị sa thải.

1. Tôi chỉ được trả từng ấy nên chỉ làm từng ấy

Nhiều người nghĩ với một mức thu nhập cố định hàng tháng, họ không cần phải làm thêm nhiều việc. Họ bỏ ra công sức mà họ cho là phù hợp với mức lương họ được nhận. Mặt khác, họ nghĩ đây là công ty không do gia đình mình điều hành nên giữ thói quen làm việc hời hợt cho qua.

Nếu bạn thực sự tin vào điều này, bạn rất có thể bị loại bỏ khỏi công ty. Cách làm việc tưởng chừng thông minh này thực sự hại nhiều hơn lợi. Bởi vì bạn chưa tìm ra logic cơ bản của việc thăng chức và tăng lương.

Trong công ty, bạn không chỉ làm việc cho sếp mà còn làm việc cho chính mình. Sếp chỉ đang dùng đồng lương ít ỏi để đổi lấy những lợi ích ngắn hạn của bạn. Nhưng bạn đang lấy tiền của ông chủ và tích lũy giá trị lâu dài cho chính mình. Công nghệ bạn học được, danh tiếng bạn tạo dựng được, kinh nghiệm bạn tích lũy được… tất cả đều thuộc về bạn mãi mãi.

Khi bạn làm việc vượt quá giá trị công ty mong đợi, bạn sẽ được thăng chức và tăng lương

2. Không muốn tiến đến vị trí cao hơn

Nơi làm việc cũng giống như chiến trường. Tất cả vẻ hào nhoáng bề ngoài và sự hài hòa của mọi khung cảnh chỉ là mây khói. Nếu bạn muốn thoát ra khỏi vòng vây và giành chiến thắng trong sự nghiệp, bạn cần mơ ước vị trí cao hơn.

Nếu bạn không muốn mình phát triển với vị trí mới, là vai chính, bạn sẽ thành vai phụ, ít vai trò và bị đào thải. Hầu hết những người giỏi hơn bạn ở nơi làm việc đều là lãnh đạo của bạn, vì vậy bạn phải học cách suy nghĩ về vấn đề từ vị trí của người lãnh đạo và làm mọi việc từ vị trí của chính mình. Nhờ đó, bạn mới tăng trưởng nhanh chóng trong công việc

3. Gặp vấn đề sẽ nghĩ ngay tới chuyện nhảy việc

Khi công việc không suôn sẻ, khi sự phát triển gặp phải nút thắt cổ chai, nhiều người sẽ nghĩ tới chuyện nghỉ việc. Họ quen với lựa chọn cưỡi lừa tìm ngựa. Nhưng kiểu tư duy này có tốt cho bạn?

Nếu lúc gặp các vấn đề trong công việc, bạn có thể đối mặt với khó khăn và giải quyết chúng, đây chính là cơ hội để bạn được thăng chức và tăng lương. Ngược lại, nếu bạn nhảy việc, ở chỗ làm mới, bạn vẫn sẽ gặp các vấn đề khó giải quyết khác nhau.

Đối với một người không biết bơi, việc thay đổi bể bơi cũng không làm họ biết bơi, bởi nó không thể giải quyết vấn đề cơ bản. Bạn cần học cách suy nghĩ từ nhiều góc độ khác nhau. Hãy dùng tinh thần làm chủ công ty để suy nghĩ xem ngoài việc từ chức ra, còn có giải pháp nào khác tốt hơn không.

Mặt khác, khi quyết định nghỉ việc, bạn vẫn nên duy trì tinh thần cống hiến, bởi nếu bạn chểnh mảng, có thái độ làm việc qua loa, bạn rất có thể bị sa thải thay vì được chủ động nghỉ.