Forbes

Tăng thuế bất động sản: Quan trọng là đúng đối tượng

Nhìn nhận đề xuất đánh thuế nhà và tài sản là cần thiết, song Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, đại biểu Trần Văn Khải cho rằng, cần phải đặc biệt lưu ý quy định về thuế để chống đầu cơ.

Thưa ông, dù mới chỉ là đề xuất chứ chưa được đưa vào chương trình xây dựng luật của Quốc hội, nhưng việc xây dựng Luật Thuế bất động sản (dự kiến thông qua năm 2025) đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của xã hội. Trong bối cảnh Quốc hội đang tập trung sửa đổi Luật Đất đai, trong đó có tài chính về đất đai, theo ông, đề xuất này có phù hợp?

Thực tế hiện nay cho thấy, tình trạng sốt nhà, đất do đầu cơ diễn ra ngày càng phức tạp. Nhiều người “ôm” nhà, đất để chờ tăng giá rồi bán, hiện tượng phân lô, bán nền nở rộ ở nhiều địa phương, từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi lên miền ngược gây nhiều hệ lụy cho xã hội. Việc người dân đổ xô đi buôn, đầu cơ nhà, đất dẫn đến giá nhà, giá đất tăng cao một cách vô lý, xuất hiện một bộ phận người giàu lên nhờ nhà đất, nhưng phần đông người dân lao động, người thu nhập thấp không có nhà để ở. Đó là một thực tế nhức nhối, tiềm ẩn nhiều rủi ro, bất bình đẳng cho xã hội.

Đại biểu Trần Văn Khải, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội

Trước tình trạng đó, tại Hội nghị Trung ương 5, khóa XIII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao. Trong đó, nhấn mạnh cần có quy định mức thuế cao hơn đối với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, đầu cơ đất… cũng như có chính sách ưu đãi thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phù hợp với lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư.

Ngày 14/7/2022, tại Hội nghị Phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất để ban hành quy định về thuế đối với việc sử dụng bất động sản, hoạt động giao dịch, kinh doanh bất động sản, hạn chế tình trạng mua đi, bán lại nhiều lần, hạn chế tình trạng đầu cơ, găm giữ bất động sản và chống thất thoát nguồn thu của Nhà nước.

Theo tôi, từ thực trạng bất ổn, tiềm ẩn nhiều rủi ro của thị trường bất động, Đảng đã có chủ trương rõ ràng, thì Chính phủ, Quốc hội cần kịp thời thể chế hóa bằng các quy định của pháp luật. Đây cũng là thời điểm thích hợp để đề xuất thuế nhà và tài sản.

Tại dự kiến xây dựng Luật Thuế bất động sản, Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế đối với đất (bao gồm đất ở riêng lẻ, đất sản xuất – kinh doanh phi nông nghiệp, đất phi nông nghiệp khác thuộc đối tượng chịu thuế). Đồng thời, quy định ngưỡng chịu thuế cao hơn với căn hộ có mức giá trên 50 triệu đồng/m2. Có ý kiến cho rằng, nếu tăng thuế, thì nhiều doanh nghiệp bất động sản “chết” sẽ tác động tiêu cực tới nhiều ngành có liên quan, bởi bất động sản là ngành kinh tế tổng hợp. Quan điểm của ông thế nào?

Rõ ràng, mức thuế liên quan đến nhà đất ở Việt Nam hiện quá thấp, chỉ 0,03%, trong khi ở các quốc gia khác, thông thường khoảng 1 – 1,5%. Chúng ta cần nghiên cứu tăng thuế nhà và tài sản theo xu hướng các nước đang làm với lộ trình phù hợp, áp dụng đúng đối tượng sẽ giúp ngân sách có được nguồn thu lớn hơn và bền vững hơn.

Tuy nhiên, để thực hiện đúng chủ trương, tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW, cần đánh thuế tài sản với những người sở hữu nhiều nhà đất, không phải là tăng thuế bất động sản, mà là sửa đổi, điều chỉnh. Nghĩa là, thuế này sẽ không đánh vào người nghèo, mà đánh vào đối tượng đầu cơ, tích trữ nhiều nhà, đất, đặc biệt là nhà đất bỏ hoang, không đưa vào sử dụng; đánh thuế mạnh vào căn nhà thứ hai và căn nhà có giá trị cao là tài sản đầu cơ, cũng như tăng thuế đất lên một mức độ nhất định. Những chính sách thuế này sẽ góp phần từng bước giảm hiện tượng sốt nhà đất và giúp giá nhà, đất bình ổn lại.

Theo đó, dự thảo Luật Thuế bất động sản cần quy định rõ, phân loại cụ thể, định nghĩa đầy đủ như thế nào là đầu cơ bất động sản, không phải đầu cơ bất động sản. Trong thực tế hiện nay, đa số giới đầu cơ vẫn nhờ người khác đứng tên trong sổ nhà đất, dòng tiền chưa minh bạch, nên rất khó xác định bất động sản chính chủ để đánh thuế. Do vậy, cơ quan soạn thảo phải đặc biệt lưu ý quy định nội dung này đảm bảo tường minh, làm cơ sở xây dựng quy định đánh thuế đúng đối tượng đầu cơ bất động sản, có như vậy, luật mới có tính khả thi và tạo được sự đồng thuận của người dân, đặc biệt là đối tượng chịu thuế.

Bên cạnh chống đầu cơ, theo ông, Luật Thuế bất động sản còn cần chú ý những vấn đề gì?

Vấn đề tôi muốn nhấn mạnh là, Luật Thuế bất động sản còn phải hướng đến một mục đích rất quan trọng là khuyến khích xây dựng nhà ở để hạn chế đất bỏ hoang phí tại các khu đô thị mới theo quy hoạch đã được duyệt, để tạo việc làm, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và có giao dịch chuyển nhượng, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước…

Do vậy, khi được đưa vào chương trình xây dựng luật của Quốc hội, cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra dự án Luật Thuế bất động sản cần phải hết sức cầu thị, lắng nghe ý kiến phản hồi từ người dân để thiết kế chính sách một cách hợp lý nhất. Làm sao để khi Luật có hiệu lực không làm tăng gánh nặng cho người dân, doanh nghiệp, nhưng vẫn góp phần đưa đất đai thành động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao, như yêu cầu tại Nghị quyết số 18-NQ/TW.

Sacombank: ‘Nới nhầm room ngoại ảnh hưởng tiêu cực tới kỳ vọng nhà đầu tư’

Sacombank sẽ làm việc với Ngân hàng Nhà nước khi bị VSD đột ngột nới “room” ngoại lên 30%, gây ảnh hưởng tiêu cực đến kỳ vọng nhà đầu tư.

Ngày 14/2/2023, Sacombank gửi văn bản lên Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD), Ủy ban chứng khoán, Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM đề nghị xem xét lại tỷ lệ sở hữu tối đa được phép của nhà đầu tư nước ngoài. Sacombank khẳng định room ngoại tại nhà băng này chỉ là 23,63468%, thay vì mức 30% như VSD thông báo.

Ngày 16/2, ông Dương Văn Thanh, Tổng giám đốc VSD nói với VnExpress, VSD đã có văn bản nới room cho Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (VietBank) vào tháng 5/2021 nhưng do sự nhầm lẫn nên đã điều chỉnh với STB – cổ phiếu của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).

“Tuy nhiên, VSD đã kiểm tra lại và thấy mức room ngoại tại Sacombank là 30% là đúng với quy định pháp luật, nên sau đó không điều chỉnh lại về 23,6%”, ông Thanh cho hay.

Lãnh đạo VSD khẳng định, không có yêu cầu nào giữ tỷ lệ room ngoại tại Sacombank là 23,6%. Sacombank hiểu sai cơ quan quản lý kiểm soát room ngoại 23,6% nhưng thực tế đó chỉ là vấn đề kỹ thuật để VSD kiểm soát tỷ lệ sở hữu tại Sacombank là 30% cho đúng số lượng đang niêm yết tại Sở.

Trả lời báo chí ngày 17/2, Sacombank kiên quyết khẳng định: “Ngân hàng không hề hiểu nhầm thông tin. Sacombank yêu cầu VSD làm rõ những vấn đề bất thường, giải thích thỏa đáng với cơ quan truyền thông”.

Theo đó, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín khẳng định từ 2016 đến nay, tính cả thời điểm Sacombank đã hoàn tất niêm yết bổ sung toàn bộ 400 triệu cổ phiếu phát hành thêm sau khi sáp nhập Southern Bank, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với STB do VSD công bố liên tục trong nhiều năm là 23,63468%.

Việc VSD giữ nguyên tỷ lệ cũ (23,6%) trong thời gian dài và đột ngột thay đổi tỷ lệ mới mà không thông báo chính thức đến công chúng và Sacombank, đã gây ảnh hưởng đến hoạt động cũng như chiến lược phát triển của nhà băng.

Sacombank cho biết sẽ chủ động chọn lựa nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng để tiếp tục hoàn thiện tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình, chiến lược hoạt động. Thông tin không rõ ràng về “room” ngoại sẽ gây tác động tiêu cực tới kỳ vọng của nhà đầu tư, đặc biệt là khi một số quỹ ngoại vì sự việc này đã bày tỏ sự quan ngại đối với năng lực quản trị và cách quản lý thông tin nhà đầu tư.

“Điều này làm hạn chế cơ hội tiếp cận với nhà đầu tư nước ngoài và ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của các nhà đầu tư khi không được tiếp cận thông tin một cách rõ ràng, kịp thời”, Sacombank cho hay.

Bên cạnh đó, Sacombank nói sẽ tiếp tục làm việc với cơ quan hữu quan, Ngân hàng Nhà nước để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ về vấn đề room ngoại. “Sacombank quan ngại về quy trình, thời điểm và cơ sở pháp lý để VSD quyết định nới room. VSD cần có hướng giải quyết với Sacombank và chịu trách nhiệm với các nhà đầu tư nước ngoài”, theo văn bản ngày 17/2 của ngân hàng.

Giao dịch của khối ngoại tại STB bắt đầu sôi động từ đầu tháng 11/2022. Sau phiên 11/11, nhà đầu tư nước ngoài liên tục mua ròng với quy mô vài triệu tới vài chục triệu cổ phiếu STB mỗi phiên. Tới cuối tháng 11/2022, tỷ lệ room ngoại của nhà băng này chính thức vượt 23,6%.

Và chỉ sau hơn ba tháng, đến 9/2/2023, STB cạn room ngoại, tính trên tỷ lệ tối đa 30%.

Huỳnh Như: “Cô gái vàng” với tài năng thiên bẩm, sự cống hiến làm rạng danh bóng đá nữ Việt Nam

Cầu thủ Huỳnh Như (SN 1991, quê ở xã Mỹ Chánh, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh). Cô hiện là cầu thủ nữ nổi tiếng của Việt Nam với nhiều thành tích đáng tự hào. Huỳnh Như đã có 7 lần giành ngôi vô địch quốc gia, 2 lần đoạt Cúp quốc gia, 4 lần nhận danh hiệu Quả bóng vàng nữ Việt Nam.

“Vàng 10” cho Huỳnh Như

Danh hiệu Quả bóng vàng (QBV) tối 16.2 khép lại một hành trình đáng nhớ và rất thành công với tiền đạo Huỳnh Như, chân sút chủ lực ở câu lạc bộ nữ TPHCM và đội tuyển nữ Việt Nam. Cô về nhất khi nhận được 554 điểm, bỏ rất xa người đứng thứ 2 là Phạm Hải Yến (201 điểm) Đây là lần thứ 4, chân sút sinh năm 1991 đạt giải thưởng cá nhân cao quý nhất của bóng đá Việt Nam, sau các năm 2016, 2019 và 2020. Cô chính thức san bằng kỷ lục của Đoàn Thị Kim Chi – trợ lý huấn luyện viên tuyển nữ Việt Nam hiện tại.

Việc Huỳnh Như đoạt QBV 2021 là điều gần như không thể bàn cãi sau màn trình diễn xuất sắc trong năm vừa qua. Ở cấp độ câu lạc bộ, Huỳnh Như đoạt cú đúp danh hiệu vô địch quốc gia và Cúp quốc gia. Tại 2 giải này, chân sút quê Trà Vinh cũng ẵm luôn phần thưởng cho cầu thủ chơi hay nhất giải. Riêng tại giải vô địch quốc gia, Huỳnh Như cũng là vua phá lưới với 9 bàn thắng.

Trong màu áo tuyển nữ Việt Nam, Huỳnh Như cũng là nhân tố chơi ổn định bậc nhất nhờ kinh nghiệm thi đấu quốc tế dày dạn, sở hữu kỹ thuật cá nhân khéo léo và khả năng làm bàn đa dạng. Chân sút 31 tuổi này đã cùng tuyển nữ Việt Nam vượt qua vòng loại Asian Cup 2022 rất thuyết phục, với 2 trận thắng rất đậm trước tuyển nữ Maldives và Tajikistan.

Đến vòng chung kết, Huỳnh Như đã sớm thể hiện vai trò đầu tàu về chuyên môn khi ghi 2 bàn thắng rất quan trọng ở các trận gặp Myanmar và Thái Lan, góp công lớn để viết nên lịch sử cho tuyển nữ Việt Nam với tấm vé dự World Cup 2023. Đến nay, Huỳnh Như đã ghi 50 bàn thắng trong 56 trận khoác áo tuyển Việt Nam. Cô đã cùng đội đoạt tất cả danh hiệu cao quý nhất ở khu vực với 2 lần đoạt huy chương vàng SEA Games, 1 lần vô địch AFF Cup. Ở cấp câu lạc bộ, cô cùng đội TPHCM gần như không có đối thủ ở đấu trường trong nước những năm vừa qua.

Từ chối cơ hội xuất ngoại vì… giấc mơ World Cup

Huỳnh Như bộc lộ năng khiếu bóng đá từ rất sớm, nhưng mãi đến năm 16 tuổi, cô mới chuyên tâm theo nghiệp quần đùi áo số. Tuy nhiên chỉ sau một thời gian ngắn ăn tập, Huỳnh Như nhận tin sốc, khi Trà Vinh quyết định giải thể bóng đá nữ. Với một người hàng ngày đạp xe hơn 20km đến sân tập để nuôi dưỡng ước mơ như Huỳnh Như, đó là thực tế rất phũ phàng. Cô đứng trước lựa chọn phải bỏ ngang bóng đá, hoặc chuyển sang chơi môn khác.

Nhận thấy tài năng hiếm có của cô học trò, một người thầy đã giới thiệu cô lên TPHCM tập luyện. Tại đây, Huỳnh Như phải thử việc không lương trong… 3 tháng. Trong quãng thời gian đó, dù được gia đình hỗ trợ, Huỳnh Như cũng không tránh khỏi những lúc thiếu thốn, phải tự mình đương đầu, giải quyết những bộn bề khó khăn. Những điều đó đã không làm Huỳnh Như chùn bước, trái lại còn giúp cô mạnh mẽ, quyết tâm hơn và đặc biệt rất quyết đoán với những quyết định của mình.

Huỳnh Như là chân sút số 1 của tuyển nữ Việt Nam và đội nữ TPHCM trong vài năm qua. Ảnh: VFF
Huỳnh Như là chân sút số 1 của tuyển nữ Việt Nam và đội nữ TPHCM trong vài năm qua. Ảnh: VFF

Trong năm 2021, Huỳnh Như cùng Phạm Hải Yến và Tuyết Dung nhận được lời mời sang Châu Âu thi đấu cho câu lạc bộ Lank FC (Bồ Đào Nha). Đội trưởng tuyển nữ Việt Nam là cái tên được săn đón nhất và các thủ tục cũng được tiến hành suôn sẻ. Nhưng vào phút chót, Huỳnh Như đã quyết định ở lại.

Ngoài chuyện đi lại bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, cô gạt cơ hội sang Châu Âu để tập trung hết sức vào mục tiêu lớn cùng tuyển nữ Việt Nam là giành vé dự World Cup và bảo vệ thành công tấm huy chương vàng ở SEA Games trên sân nhà. Đến này, Huỳnh Như đã hoàn thành một nửa mục tiêu và tự tin hướng đến những giải đấu phía trước.

Ở tuổi 31, Huỳnh Như không còn trẻ. Cô cũng đã nghĩ đến chuyện lập gia đình, nhưng rất có thể điều đó chỉ đến sau World Cup 2023 – ước mơ của đời cầu thủ mà cô đã đạt được.

Sáng 19/2, tiền đạo CLB Lank sẽ có mặt ở TP.HCM sau hai chặng bay từ Bồ Đào Nha về Việt Nam.

Huỳnh Như sẽ mất nhiều giờ bay. Đầu tiên, cô xuất phát từ Braga đến sân bay Frankfurt (Đức). Sau đó vào trưa 18/2, tiền đạo tuyển Việt Nam mới về sân bay Tân Sơn Nhất trên chuyến bay mang số hiệu VN30, hạ cánh lúc 7h45 sáng 19/2.

Trong đợt về nghỉ phép lần này, chân sút sinh năm 1991 được mời tham dự Gala trao giải Quả bóng vàng Việt Nam 2022. Nhiều khả năng, cô sẽ đạt danh hiệu cao nhất. Tuy nhiên, Trần Thị Thùy Trang cũng được cho là có sự cạnh tranh gắt gao.

Ngoài ra, Huỳnh Như tranh thủ về Trà Vinh thăm gia đình. Hiện tại, chưa rõ cô gái vàng của Việt Nam sẽ về nghỉ phép bao lâu. Tuy nhiên theo lịch thi đấu của CLB Lank nữ ở giải VĐQG Bồ Đào thì phải đến ngày 5/3, họ mới thi đấu tiếp.

Lank FC đứng thứ 6 với 20 điểm sau 13 trận. Họ đứng giữa bảng xếp hạng với phong độ ổn định khi thắng 3/5 trận gần nhất. Đội bóng ghi được 10 bàn, trong đó, Huỳnh Như góp 6 bàn ở tất cả mặt trận.

Hôm 5/2, Huỳnh Như đá phạt đẹp mắt giúp Lank thắng 2-1 trước Torreense ở vòng 13. Cô còn nhảy điệu “See tình” của ca sĩ Hoàng Thùy Linh khi ăn mừng.

Với phong độ chói sáng ở nước ngoài, Huỳnh Như khiến nhiều người tin rằng cô sẽ có thêm một QBV Việt Nam nữa. Gala trao giải dự kiến được tổ chức ở TP.HCM vào cuối tháng 2.

Tổng giám đốc Mabuchi Motor Đà Nẵng: Mong Đà Nẵng đẩy mạnh thu hút công nghiệp hỗ trợ

Đó là một trong những khuyến nghị từ doanh nhân Nakaya Yoichi, Tổng giám đốc Công ty TNHH Mabuchi Moto Đà Nẵng gửi lãnh đạo Đà Nẵng tại sự kiện “Đà Nẵng gặp gỡ doanh nghiệp Xuân Quý Mão 2023”.

Ông Nakaya chia sẻ tại sự kiện “Đà Nẵng gặp gỡ doanh nghiệp Xuân Quý Mão 2023” diễn ra chiều nay, 17/2. Ông cho biết, Công ty Mabuchi Motor là nhà sản xuất chuyên biệt các động cơ nhỏ và Công ty đang nỗ lực từng ngày nhằm đóng góp vào sự tiện nghi, thoải mái và an toàn cho cuộc sống của mọi người trong nhiều lĩnh vực, bao gồm thiết bị điện tử trên ô tô, thiết bị gia dụng, dụng cụ điện,thiết bị nhà ở, thiết bị chính xác, thiết bị văn phòng…

Nakaya Yoichi, Tổng giám đốc Công ty TNHH Mabuchi Moto Đà Nẵng
Ông Nakaya Yoichi, Tổng giám đốc Công ty TNHH Mabuchi Moto Đà Nẵng “hiến kế” cho Đà Nẵng nhiều lĩnh vực về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, về thu hút đầu tư ngành công nghiệp phụ trợ…

Ông Nakaya chia sẻ, chiến lược thành công của Công ty là hướng đến thực hiện được sản phẩm chất lượng cao, chi phí thấp và giao hàng đáng tin cậy.

“Nhờ vào việc nhân viên của chúng tôi tích cực tích lũy kinh nghiệm hàng ngày, chúng tôi nhận được nhiều sự tin cậy từ công ty mẹ và có thể nói rằng, Mabuchi Đà Nẵng là nhà máy có nhiều cơ hội sản xuất những mã sản phẩm mới. Chính vì lẽ đó, những nguyện vọng về mặt nhân sự là điều không thể thiếu đối với chúng tôi”, ông Nakaya bày tỏ.

Cụ thể, theo ông Nakaya, việc đảm bảo nguồn nhân lực là một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với doanh nghiệp và Công ty luôn luôn nỗ lực xây dựng một môi trường để nhân viên có thể yên tâm làm việc một cách an toàn.

Trong bối cảnh đó, đặc biệt là trong những năm gần đây, công nghệ sản xuất đã trở nên phức tạp hơn do nhu cầu của khách hàng ngày càng cao, và việc đảm bảo nhân sự kỹ thuật đã trở thành một vấn đề đặc biệt quan trọng. Đối với ngành sản xuất, chế tạo thì nhu cầu tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp hệ cao đẳng hay trung cấp nghề cũng rất lớn.

“Đây là lý do chúng tôi mong muốn lãnh đạo Đà Nẵng xem xét mở rộng các tổ chức giáo dục như vậy hoặc xây dựng nội dung đào tạo đáp ứng nhu cầu của các công ty và tăng cường hợp tác giữa các công ty và tổ chức giáo dục, trường học…”, ông Nakaya khuyến nghị.

Một góc Công ty Mabuchi Moto Đà Nẵng
Một góc Công ty Mabuchi Moto Đà Nẵng

Ông Nakaya cũng chia sẻ về các vấn đề đất đai mà Công ty này đang quan tâm và có nhu cầu nới rộng nhà máy.

Ông nói: “Nhà máy Đà Nẵng của chúng tôi là một trong những cứ điểm quan trọng của Tập đoàn Mabuchi và dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng sản xuất trong tương lai. Chúng tôi đang tiếp tục đầu tư các thiết bị cần thiết để sản xuất các sản phẩm mới, tuy nhiên nếu việc mở rộng sản xuất cứ tiếp tục như hiện tại thì có thể trong tương lai chúng tôi phải đối mặt với vấn đề về đảm bảo không gian sản xuất…”.

Đơn cử, kể từ năm ngoái (năm 2022) sau khi Covid-19 lắng xuống thì ngày càng có nhiều đối tác đến tham quan trực tiếp tại Công ty với mục đích khảo sát đầu tư vào miền Trung.

“Chúng tôi nhận thức được rằng, Thành phố Đà Nẵng đã đảm bảo được đất sử dụng ở các khu vực như Khu Công nghệ cao… tuy nhiên chúng tôi rất mong muốn các cấp lãnh đạp xem xét quản lý thích hợp các khu đất chưa sử dụng trong các khu công nghiệp khác để có thể đảm bảo thu hút được đầu tư mới”, ông Nakaya nêu kiến nghị.

Và cũng tại sự kiện gặp gỡ này, lãnh đạo của Công ty Mabuchi Moto Đà Nẵng gửi thông điệp, mong muốn TP Đà Nẵng tiếp tục kêu gọi đầu tư các ngành công nghiệp hỗ trợ. 

Ông Nakaya dẫn dụ, hiện tại phần lớn nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ở công ty phải nhập khẩu từ nước ngoài. Lợi ích về mặt chi phí khi mua nguyên vật liệu nội địa và tránh được sự gián đoạn chuỗi cung ứng do COVID19 gây ra sẽ ngày càng nâng cao khả năng cạnh tranh sản xuất tại Việt Nam và doanh nghiệp cũng có thể đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. 

Song hành với việc Đà Nẵng đang đẩy mạnh kêu gọi đầu tư từ nước ngoài, và ngay tại TP Đà Nẵng, những doanh nghiệp đầu tư từ nước ngoài mong muốn Thành phố nắm bắt hơn nữa nhu cầu cụ thể của các doanh nghiệp và chú trọng hơn nữa vào các hoạt động nhằm phát triển các doanh nghiệp hiện tại cũng như mở rộng ngành sản xuất công nghiệp hỗ trợ…

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đầu tư và hợp tác kinh tế Việt Nam – Trung Quốc (Vân Nam)

Tỉnh Vân Nam là cầu nối hữu hiệu cho hàng hóa của Việt Nam tiến sâu, vươn xa đến các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam của Trung Quốc.

Chiều 17/2, tại Hà Nội, Cục xúc tiến thương mại (Bộ Công thương Việt Nam) phối hợp với Sở Thương mại (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) tổ chức Hội nghị Xúc tiến Thương mại, Đầu tư và Hợp tác kinh tế Việt Nam – Trung Quốc (Vân Nam).

Các doanh nghiệp trao đổi bên lề Hội nghị.

Hội nghị nhằm triển khai các nội dung tại Bản ghi nhớ được ký kết giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Chính quyền nhân dân tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) về tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai Bên nhân chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tháng 11/2022, nhằm thúc đẩy phát triển quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam với Trung Quốc nói chung và với tỉnh Vân Nam nói riêng; 

Đồng thời, kết nối các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp các tỉnh phía Bắc và doanh nghiệp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) theo nhận thức chung đạt được tại Bản ghi nhớ hợp tác phát triển thương mại giữa Sở Công Thương các tỉnh, thành phố: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Ninh, Sơn La và Cục Xúc tiến thương mại với Sở Thương mại tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) được ký kết ngày 13/7/2018. 

Phát biểu tại Hội nghị, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết, Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid-19 nhưng hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam – Trung Quốc vẫn không ngừng phát triển.

Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc đạt 175,6 tỷ USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2021. Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại và thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Tỉnh Vân Nam có vai trò rất lớn trong hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước. Vân Nam có chung đường biên giới với 4 tỉnh phía Bắc của Việt Nam, gồm: Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên. Đồng thời là cửa ngõ giao thương quan trọng trong tuyến hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. 

Với vị trí thuận lợi, tỉnh Vân Nam là cầu nối hữu hiệu cho hàng hóa của Việt Nam tiến sâu, vươn xa đến các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam của Trung Quốc và là cửa ngõ quan trọng đưa các sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Trung Quốc thông qua Việt Nam đến với thị trường khu vực ASEAN giàu tiềm năng.

Tuy có vị trí, vai trò quan trọng và thị trường đầy tiềm năng với dân số 47 triệu người nhưng hợp tác kinh tế, thương mại của Việt Nam với Vân Nam còn chưa tương xứng. 

Năm 2022, kim ngạch thương mại Việt Nam – Vân Nam mới chỉ đạt 3,2 tỷ USD, chiếm tỷ trọng còn rất khiêm tốn trong tổng kim ngạch thương mại Việt Nam – Trung Quốc. Theo ông Phú: “Tiềm năng và dư địa để khai thác và phát triển hợp tác kinh tế, thương mại giữa các địa phương của Việt Nam và tỉnh Vân Nam còn rất lớn”.

Để tiếp tục làm sâu sắc thêm mối quan hợp tác kinh tế, thương mại giữa các địa phương của Việt Nam với tỉnh Vân Nam trong thời gian tới, lãnh đạo Cục Xúc tiến thương mại đề xuất, hai bên tiếp tục phối hợp chặt chẽ, triển khai thực chất và hiệu quả Bản ghi nhớ giữa Cục Xúc tiến thương mại và Sở Công Thương 12 tỉnh, thành phố của Việt Nam với Sở Thương mại tỉnh Vân Nam thông qua việc xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại với nhiều hình thức đa dạng. Trước mắt, ông Phú kiến nghị giữa hai phía tổ chức đoàn xúc tiến thương mại luân phiên vào giữa năm và cuối năm ở Hà Nội và Côn Minh.

Cùng với đó, hai bên khuyến khích và tích cực tổ chức doanh nghiệp tham dự các hoạt động hội chợ, triển lãm lớn, có uy tín được tổ chức tại mỗi bên để hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, thương hiệu và kết nối, giao thương.

Lãnh đạo Cục Xúc tiến thương mại đề nghị phía Vân Nam tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, thủy sản có thế mạnh của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc bằng hình thức chính ngạch đặc biệt là các sản phẩm như sầu riêng, khoai lang tím, yến sào.

Về phía Việt Nam, Cục Xúc tiến thương mại sẵn sàng phối hợp với Sở Thương mại tỉnh Vân Nam và các địa phương của Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi để vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp tỉnh Vân Nam và các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam (Trung Quốc) sang nước thứ 3 qua các cảng biển Hải Phòng và Quảng Ninh.

Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: Hồ Hạ)

Hoàn toàn đồng tình với ông Phú, ông Lý Thần Dương, Giám đốc Sở Thương mại Vân Nam thông tin, những năm gần đây, Vân Nam và Việt Nam đã triển khai hợp tác hiệu quả và thiết thực trong các lĩnh vực như: Xây dựng cơ chế, hợp tác kinh tế và thương mại, mở cửa biên giới… giúp thúc đẩy hiệu quả sự phát triển mạnh mẽ của thương mại và đầu tư song phương.

Từ năm 2016-2020, thương mại Việt Nam – Vân Nam đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm 18,7%. Kể từ năm 2021 đến nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 thương mại song phương có xu hướng đi xuống.

Năm 2023 là năm quan trọng để Trung Quốc và Việt Nam thực hiện tuyên bố chung, sâu sắc hóa việc trao đổi và hợp tác. Tỉnh Vân Nam sẵn sàng cùng các vị lãnh đạo cơ quan chức năng và doanh nghiệp Việt Nam cùng nhau thực hiện nhận thức chung quan trọng đạt được giữa lãnh đạo hai bên; đưa ra các kiến nghị hợp tác để cung cấp thị trường rộng lớn cho doanh nghiệp hai nước cùng nhiều loại cơ hội phát triển.

Để tăng cường hợp tác thương mại hai bên, ông Lý Thần Dương đề nghị hai bên tăng cường các chuyến giao lưu trao đổi song phương. Thông qua các chuyến thăm giữa hai bên, đặc biệt là các chuyến thăm cấp cao, thúc đẩy sự bền vững trong quan hệ hợp tác hữu nghị song phương, thúc đẩy trao đổi giữa doanh nghiệp hai bên thành trạng thái thường xuyên.

Thương mại hai bên có tiềm năng và không gian rộng lớn, do vậy khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng hơn nữa thương mại song phương. Đối với Vân Nam, cần mở rộng nhập khẩu từ Việt Nam, nhất là nông sản nhiệt đới, trái cây cũng hy vọng doanh nghiệp Việt Nam tích cực tìm hiểu thị trường, mở rộng xuất khẩu sang Vân Nam.

Tăng cường tổ chức cho doanh nghiệp tham gia triển lãm, hội chợ thương mại… tổ chức trên lãnh thổ nước bạn để tăng cường hiểu biết lẫn nhau, hợp tác và trao đổi song phương. Đặc biệt là tăng cường hợp tác công nghiệp. 

Tỉnh Vân Nam đã thành lập Văn phòng đại diện thương mại Vân Nam tại Hà Nội nhằm cung cấp thêm thông tin về triển khai hợp tác kinh tế thương mại với Việt Nam cho doanh nghiệp Vân Nam, thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa doanh nghiệp hai bên. Ông Dương khẳng định Sở Thương mại Vân Nam ủng hộ doanh nghiệp Vân Nam đến Việt Nam triển khai hợp tác đầu tư, đồng thời hoan nghênh bạn bè Việt Nam đến đầu tư và kinh doanh tại Vân Nam.

Tại Hội nghị, đại diện Cục Xúc tiến thương mại và đại diện Sở Thương mại tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đã giới thiệu về các cơ hội hợp tác thương mại giữa doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc. Song song với Hội nghị, Ban Tổ chức còn tổ chức chương trình kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). 

Thông qua việc kết nối, trao đổi này, các doanh nghiệp có cơ hội tìm hiểu kỹ hơn nhu cầu xuất, nhập khẩu của nhau, xác định được đối tác tiềm năng, để từ đó xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp và hiệu quả.

Hội nghị Xúc tiến Thương mại, Đầu tư và Hợp tác kinh tế Việt Nam– Trung Quốc (Vân Nam) là dịp mở ra những cơ hội mới, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc (Vân Nam) tăng cường hơn nữa giao lưu, hợp tác trong lĩnh vực thương mại, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy quan hệ kinh tế – thương mại Việt Nam, Trung Quốc ổn định, cân bằng, tiếp tục là điểm sáng trong quan hệ song phương.

Doanh nhân Trần Thanh Việt, sáng lập và điều hành VGreen Group: Luôn bắt mình phải sáng tạo

Đang điều hành một doanh nghiệp dịch vụ có doanh thu và lợi nhuận đủ để “thích thì nghỉ hưu sớm”, doanh nhân Trần Thanh Việt đột ngột “quay xe” để xuất phát trong mảng sáng chế thức uống xanh.

“Trải nghiệm một lĩnh vực mới đồng nghĩa với việc đặt mình vào trạng thái luôn phải sáng tạo”, chị nói.

Doanh nhân Trần Thanh Việt, sáng lập và điều hành VGreen Group.

Nhân duyên

Trà lên men Kombucha do Công ty cổ phần Tập đoàn VGreen (VGreen Group) nghiên cứu, sản xuất vừa lọt Top 100 sản phẩm – dịch vụ tin dùng Việt Nam 2022, thương hiệu thức uống xanh năm thứ 2 liên tiếp.

Danh hiệu này là phần thưởng quý giá, tiếp thêm niềm tin và sức lực cho CEO Trần Thanh Việt và đội ngũ VGreen Group trên hành trình sáng chế các loại thức uống có lợi cho sức khỏe, với nguyên liệu chính là trà đen Thái Nguyên và các loại trái cây nhiệt đới.

Doanh nhân sinh năm 1980 kể, trong chuyến công tác tới Nhật Bản hơn 5 năm trước, chị được tiếp xúc với một loại đồ uống có hương vị ngon và lạ – trà lên men Kombucha. Đây là loại đồ uống phổ biến với người Nhật, chứa nhiều enzyme tốt cho sức khỏe, giúp thúc đẩy tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng… Ý tưởng sản xuất trà Kombucha khởi phát từ đó, nên trở về Việt Nam, chị dành thời gian tìm hiểu thêm và bắt tay vào nghiên cứu công thức sản phẩm.

“May mắn là tôi được chuyên gia sinh hóa người Việt sinh sống nhiều năm tại Đức hỗ trợ, từ đó dồn sức đầu tư cho khâu nghiên cứu và phát triển (R&D). Trong gần 2 năm, VGreen Group đã tìm ra quy trình công nghệ sản xuất, chế biến đồ uống lên men Kombucha và ra mắt thị trường lô sản phẩm  đầu tiên năm 2020”, nữ doanh nhân nhớ lại.

Tuy nhiên, do VGreen Group chưa có kinh nghiệm sản xuất, điều chỉnh tỷ lệ chưa chuẩn, nên sản phẩm làm ra khó uống, vị chua và khé, bị khách hàng chê tơi tả. Lần ra mắt đầu tiên thất bại, lô sản phẩm tiếp theo cũng chưa lấy được lòng các “thượng đế”. Nhưng không để mình rơi vào trạng thái “mất phương hướng”, cả team bình tĩnh lại, cùng nhau phân tích những điểm chưa được để điều chỉnh công thức.

Trong lần điều chỉnh này, VGreen Group kết hợp thêm các loại trái cây nhiệt đới để chế biến ra nhiều loại trà lên men với hương vị đa dạng và dễ uống hơn. Mùa vải, VGreen Group thử nghiệm làm trà Kombucha vải thiều Bắc Giang, mùa dâu làm trà Kombucha dâu tằm. Rồi xoài Sơn La, thanh long Bình Thuận… dần dần được đưa vào sản phẩm. Từ công thức này, VGreen Group cũng cho ra mắt thị trường sản phẩm bia gừng 0 độ.

Giờ thì VGreen Group có một danh mục dài sản phẩm đã từng bước chiếm lĩnh thị trường trong nước, bao gồm các loại trà kết hợp trái cây lên men, thức uống thay thế đồ uống có cồn và đồ uống công nghiệp như: trà bất tử Vkombucha, Vkombucha Chill, Vcider, bia gừng 0 độ… Trong đó, trà Kombucha hoa quả tươi (Chill Kombucha) đã trở thành một dòng sản phẩm được ưa chuộng nhất và có triển vọng khá về doanh thu.

Nhưng với CEO của VGreen Group, đó mới chỉ là chặng đường đầu tiên trong lộ trình mà chị vạch ra cho Công ty. Khó khăn phía trước còn nhiều, trước hết là làm sao truyền thông mạnh để sản phẩm được biết đến nhiều hơn, tệp khách hàng rộng hơn, trà lên men Kombucha sớm đạt được mục tiêu gia tăng doanh số tại thị trường nội địa và vươn ra khỏi biên giới Việt Nam…

Đam mê sáng tạo

Với một “tay ngang” không có kiến thức trong ngành hóa sinh và thực phẩm, khi nghiên cứu và sản xuất đồ uống, lại là đồ uống xanh, thì nhìn đâu cũng thấy khó khăn, nhưng doanh nhân Trần Thanh Việt không nản. “Vốn liếng lớn nhất của tôi là sự quyết tâm và lòng đam mê sáng tạo ra các sản phẩm tốt cho sức khỏe người dùng”, chị nói.

Từ niềm đam mê ấy, chị bỏ thêm nhiều thời gian để tự học và tham vấn các chuyên gia đầu ngành về thực phẩm, đồ uống. Song song đó, để đi đường dài, chị lên kế hoạch đầu tư vùng nguyên liệu tại Thái Nguyên và nhà máy sản xuất quy mô chuyên nghiệp. Dự kiến, Nhà máy sản xuất trà Kombucha đi vào hoạt động trong năm 2023.

Hơn chục năm trước, chị cùng những người bạn đã thành lập một công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ, từng đầu tư mở nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ – phân trùn quế và chuỗi thực phẩm sạch tại Hà Nội. Vì vậy, ít nhiều chị đã có kinh nghiệm với mảng nông sản, thương mại.

Cá nhân tôi thích làm những gì mới, chưa ai làm, chưa ai dám khai phá. Lấy con người và thiên nhiên làm trọng tâm để sáng tạo, tôi mong muốn các dòng thức uống xanh của VGreen Group sẽ ngày càng phù hợp hơn với người tiêu dùng Việt.

– Doanh nhân Trần Thanh Việt

Khác biệt là điều mà nữ doanh nhân luôn muốn hướng tới với dự án khởi nghiệp thứ hai của mình. Chị tự tin vào những giá trị được tạo ra từ sự khác biệt của VGreen Group là tuân thủ nghiên cứu và phát triển dựa trên các thế mạnh: sản phẩm sạch, thuận tự nhiên, tốt cho sức khỏe người dùng và góp phần tôn vinh nông sản nước nhà.

“Được đi nhiều nơi, đến nhiều vùng đất khác nhau, tôi nhìn thấy một thực tế khá xót xa là hoa quả của Việt Nam đa dạng theo mùa, nhưng giá trị mà nông dân được hưởng không hề cao. Từ đó, tôi luôn ấp ủ suy nghĩ phải làm sao quảng bá và nâng tầm nông sản Việt, để nông dân được thụ hưởng nhiều hơn từ thành quả lao động của mình”, chị bộc bạch.

Trong cả “rừng” đồ uống của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn đã định vị được chỗ đứng trên thị trường, một dòng đồ uống mới ra mắt sẽ không dễ dàng chinh phục người tiêu dùng trong một sớm một chiều. Trong xu hướng của một bộ phận người dùng đang nghiêng về các đồ uống hấp dẫn như trà sữa, cà phê, nước quả có nhiều vị ngọt, Kombucha kén khách hơn vì đặc trưng của trà lên men là có vị chua chua, thanh thanh, không phải là ai cũng thích.

Tuy nhiên, CEO của VGreen Group tin rằng, cứ đi thì sẽ đến, kiên trì sẽ đạt được thành quả, bởi hành trang của doanh nghiệp là danh mục sản phẩm thực sự đem lại giá trị về sức khỏe lâu dài cho người dùng. Chị cũng chịu chi lớn đầu tư cho bao bì sản phẩm, toàn bộ sản phẩm của VGreen Group đều được đóng chai thủy tinh với hình thức bắt mắt, tạo hiệu ứng tốt cho khách hàng, thích hợp để tạo nên các set quà tặng cho ngày lễ tết hay các dịp đặc biệt.

Mở rộng hệ sinh thái Kombucha

Sau thành công với danh mục dài các sản phẩm trà Kombucha, VGreen Group đang mở rộng hệ sinh thái với dòng sản phẩm thuần chay, như mayonaise chay. Thông thường, mayonaise được làm từ trứng và gia vị, nhưng VGreen Group làm mayonaise bằng chất nhầy thực vật có trong khoai sọ, ít năng lượng, không béo, giúp nhuận tràng. Dòng sản phẩm này chưa hề có trên thị trường và sẽ sớm được VGreen Group ra mắt.

VGreen Group cũng đang nghiên cứu công thức sản xuất các loại đồ muối (sung muối, cà muối), nhưng không dùng cách muối lên men tự nhiên kiểu truyền thống, mà vẫn đảm bảo ngon hơn và an toàn vì loại được các yếu tố có hại cho sức khỏe người sử dụng. Đồng thời, nhóm R&D đang nghiên cứu các dòng thực phẩm thuốc (medi food), với mục tiêu sớm đưa VGreen Group trở thành doanh nghiệp dẫn dắt trong mảng sản xuất thực phẩm và đồ uống có lợi cho sức khỏe.

Một số đối tác đã “ngỏ lời” được đồng hành cùng VGreen Group trên hành trình sản xuất – kinh doanh các sản phẩm thức uống từ trà kết hợp trái cây lên men, nhưng VGreen Group chưa có ý định nhận vốn từ bên ngoài. “Có thể chúng tôi sẽ đi chậm hơn và vất vả hơn, nhưng tôi muốn thử xem sức mình tới đâu”, nữ CEO nói.

Dù chặng đường đi sẽ không dễ dàng, nhưng chị luôn thấy say mê, có nhiều năng lượng vì được trải nghiệm các ý tưởng. Chị vẫn đang học hỏi mỗi ngày, nhất là những kiến thức ngành dược, lắng nghe phản hồi từ khách hàng để không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm. Lĩnh vực thực phẩm, đồ uống rất nhạy cảm, chỉ cần một sơ sẩy thôi cũng có thể “thổi bay” cả quá trình dài gây dựng. Vì vậy, chị không cho phép mình được “thư giãn” quá sớm, mà luôn bắt mình phải sáng tạo…

Chat với doanh nhân Trần Thanh Việt

MƠ ƯỚC ĐUA VGREEN TRỞ THÀNH DOANH NGHIỆP DẪN DẮT

Vì sao chị lại đặt tên doanh nghiệp là VGreen Group?

V là Việt Nam và Green nghĩa là màu xanh, là sự sống. VGreen Group muốn giới thiệu nông sản, trí tuệ của Việt Nam với khách hàng trong nước và thế giới thông qua hệ sinh thái sản phẩm đồ uống có lợi cho sức khỏe.

Trong hình dung của chị, VGreen Group sau 3-5 năm nữa sẽ ra sao?

Tôi mơ ước đưa VGreen Group trở thành doanh nghiệp dẫn dắt trong mảng sản xuất đồ uống và thực phẩm bổ dưỡng cho sức khỏe. Đồng thời, trong tương lai, trà lên men Kombucha sẽ trở thành sản phẩm quốc dân mà từ em bé tới người già đều có thể sử dụng hằng ngày.

Chắc hẳn kế hoạch xuất khẩu cũng đã được tính tới?

Danh mục sản phẩm của VGreen Group vẫn đang dài thêm và tôi không tự ý sản xuất nếu không nghiên cứu thị trường. Tôi đã tiếp xúc với các đối tác Nhật Bản, Hàn Quốc để trong một ngày không xa, sẽ xuất khẩu các sản phẩm bia gừng của VGreen Group.

Cả năm đã vất vả với kinh doanh, chị tận hưởng những Tết như thế nào?

Tôi sẽ có những ngày Tết theo truyền thống Việt Nam, dành thời gian để nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân và người thân.

Doanh nhân Phạm Lê Tuấn Kiệt: Cùng Zoomcar Việt Nam chinh phục mục tiêu tham vọng

Sau khi thành công tại thị trường Ấn Độ, Zoomcar – ứng dụng cho thuê xe ô tô tự lái đã có mặt tại TP.HCM với mục tiêu đầy tham vọng. Ông Phạm Lê Tuấn Kiệt cùng đội ngũ Zoomcar đang nỗ lực để đạt được những mục tiêu này.

Thiết lập nền tảng

Từ nay tới năm 2025, Zoomcar sẽ trở thành sàn thương mại điện tử chuyên cho thuê xe ô tô tự lái lớn nhất Việt Nam.

Ông Phạm Lê Tuấn Kiệt (thường gọi là Kiệt Phạm), Phó chủ tịch, kiêm Giám đốc quốc gia Zoomcar Việt Nam gọi đây là “mục tiêu đầy thách thức, nhưng khả thi” mà Zoomcar đặt ra cho đội ngũ ở Việt Nam.

Việt Nam được đánh giá sẽ là thị trường hải ngoại tiềm năng nhất của Zoomcar, khi hội tụ đủ các điều kiện như kinh tế đang phát triển, dân số trẻ và lượng người có thu nhập trung bình tăng cao…

Sau 1 năm hoạt động tích cực, Zoomcar Việt Nam cũng đã mang về một số thành tích đáng kể, như đạt 10.000 chuyến xe, thu hút sự tham gia của hơn 3.000 chủ xe.

“Chúng tôi đã tăng 500% doanh số, 300% số chuyến xe, lượng đối tác cũng tăng 3 lần chỉ trong 1 năm. Zoomcar Việt Nam tiến dần đến điểm hòa vốn vào cuối năm 2022. Trong năm 2023, doanh thu của Zoomcar sẽ đạt khoảng 80 triệu USD”, ông Kiệt Phạm nói.

Trước khi tới Việt Nam, Zoomcar – ứng dụng công nghệ thuê, cho thuê xe tự lái – kỳ lân công nghệ của Ấn Độ (thành lập năm 2013), đã tiên phong trong lĩnh vực chia sẻ xe hơi trên khắp các thị trường đang phát triển tại châu Á. Với mô hình kinh doanh ít vốn, như một sàn thương mại điện tử, nền tảng này kết nối chủ sở hữu xe ô tô với những khách hàng có nhu cầu sử dụng xe linh hoạt cho nhu cầu cá nhân, kinh doanh hay du lịch.

Lợi thế chính của Zoomcar là tập trung vào việc đầu tư các công nghệ cốt lõi để tạo ra trải nghiệm hoàn hảo tuyệt vời cho cả khách thuê xe và đối tác chủ xe.

Hiện tại, doanh nghiệp này đang hoạt động tại Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia và Ai Cập.

Theo Hãng nghiên cứu thị trường Mordor Intelligence, thị trường cho thuê xe Việt Nam được định giá 463 triệu USD vào năm 2021 và dự kiến đạt 884 triệu USD vào năm 2027, tốc độ tăng trưởng kép hàng năm đạt 13,8% trong giai đoạn từ nay đến năm 2027.

Trong khi đó, tỷ lệ sở hữu xe ô tô tại Việt Nam khoảng 23 xe/1.000 dân – khá thấp so với tỷ lệ trung bình trong khu vực, nhưng thu nhập lại tăng tốt, nhu cầu di chuyển tăng cao. Nhóm khách hàng mà Zoomcar muốn hướng đến là những người chưa hoàn toàn có đủ khả năng để sở hữu một chiếc xe, nhưng có nhu cầu lái xe, thu nhập đủ để thuê một chiếc xe tự lái.

Ở phía khách hàng, chỉ với chiếc điện thoại, họ có thể thoải mái lựa chọn loại xe, thời gian, phương thức thanh toán và các mẫu xe đa dạng với nhiều mức giá…

Yếu tố này đang thúc đẩy lĩnh vực thuê xe tự lái trở nên sôi động tại thị trường Việt Nam.

Sẵn sàng đương đầu với thách thức

Chia sẻ chiến lược phát triển tại thị trường Việt Nam, ông Kiệt Phạm cho biết, mô hình phát triển của Zoomcar được chia làm 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1: xây dựng ứng dụng, tìm hiểu sản phẩm, dịch vụ, chính sách, quy trình có phù hợp với người tiêu dùng và thị trường Việt Nam hay không. Giai đoạn 2: tối ưu hóa quy trình vận hành theo điều kiện thực tế. Giai đoạn 3: phát triển vượt bậc.

“Chúng tôi rất vui là chỉ mất 1 năm đã hoàn thành 2 giai đoạn đầu tiên. Không phải start-up nào cũng làm được điều đó. Kết quả này đã minh chứng cho sự hấp dẫn của thị trường Việt Nam với các start-up công nghệ có giải pháp thích ứng, linh hoạt, phù hợp và biết lắng nghe điều chỉnh vì khách hàng”, ông Kiệt Phạm chia sẻ.

Sử dụng Zoomcar, khách hàng sẽ được thuê xe để tự lái mà không cần phải đặt cọc trước, cũng không bị phụ thuộc vào các “yêu sách” của chủ xe như cách truyền thống (nếu muốn, có thể không cần phải gặp trực tiếp chủ xe). 

Đặc biệt, ông Kiệt Phạm cho biết, toàn bộ xe tham gia Zoomcar đã được gắn hệ thống cảnh báo khi phát hiện những điều bất thường trong quá trình xe vận hành, đảm bảo để chủ xe có thể kiểm soát xe và khách thuê xe có chuyến đi an toàn nhất. Hệ thống thiết bị kiểm soát này có thể điều khiển từ xa thông qua phần mềm, có thể tự tắt máy xe nếu phát hiện nghi ngờ vượt qua mức cho phép.

“Trong 10.000 cuốc xe đã được thực hiện trong năm 2022, không có tai nạn lớn nào xảy ra. Đây không phải là điều tự nhiên mà có”, đại diện Zoomcar tại Việt Nam nhấn mạnh.

Zoomcar cũng giúp các đối tác tối ưu hóa doanh thu bằng mức giá linh động, tùy vào từng thời điểm của thị trường hay số lượng xe cấp ra ở thời điểm đó để xác định mức giá.

Giá thuê xe trung bình tại Zoomcar  cao hơn 15 – 20% so với chủ xe tự cho thuê. Bù lại,  Zoomcar có hợp đồng bảo hiểm với Pjico, nên khi trở thành đối tác của Zoomcar, chủ xe sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm của ứng dụng. Kể cả trường hợp đơn vị bảo hiểm từ chối thanh toán, Zoomcar sẽ đảm bảo 100% quy trình hỗ trợ chủ xe và khách từ nguồn quỹ riêng. “Đây cũng là một trong những lợi thế khác biệt của Zoomcar”, ông Kiệt Phạm nói.

Tuy nhiên, cũng theo ông Kiệt Phạm, thách thức lớn nhất mà nền tảng này đang đối mặt là tâm lý e ngại của cả khách hàng lẫn chủ xe vẫn chưa được giải tỏa hoàn toàn.

Khác với nhiều quốc gia trên thế giới, ở Việt Nam, chi phí để sở hữu một chiếc xe rất cao, nên xe ô tô được xem là một tài sản lớn, cần được bảo quản và sử dụng cẩn thận, chứ không được cho là tiêu sản, với giá trị ngày càng giảm như thông lệ. Vì vậy, việc cho thuê tự lái là một quyết định đầy cân nhắc.

Trong khi đó, những chủ xe chọn đầu tư vào dịch vụ cho thuê xe tự lái lại có tâm lý “ăn xổi” khá rõ, theo kiểu “chờ giờ chót mới cho thuê để có giá cao”, vì nhu cầu thuê xe tập trung vào hai vụ là mùa hè và dịp Tết…

Để giải bài toán tâm lý cho chủ xe, Zoomcar có phép toán, cung cấp thông tin cho chủ xe đưa ra quyết định nên cho thuê sớm, doanh số ổn định và dài hạn hơn là cho thuê trễ, doanh số cao, nhưng rủi ro cũng lớn.

Đó là chưa kể, nếu cung cấp dịch vụ tốt, giá cả hợp lý, thì khách hàng sẽ đến không chỉ trong mùa cao điểm Tết, mà sẽ thuê cho những mục đích sử dụng khác trong năm….

Để thuyết phục được chủ xe, ông Kiệt Phạm kể, đội ngũ Zoomcar đã phải “lê la” gặp gỡ từng chủ xe ở TP.HCM để thuyết phục và minh họa bằng những ví dụ cụ thể.

“Có lúc nản chí, vì chủ xe cứ nghĩ họ làm thì mình được lợi, không nghĩ là lợi ích chia đều. Và thực tế cho thấy, chúng tôi đúng, chủ xe kinh doanh hiệu quả hơn khi làm việc với Zoomcar. Điều này lý giải vì sao chỉ mới hoạt động 1 năm, Zoomcar đã thu hút hơn 3.000 chủ xe tham gia và con số này được dự báo sẽ tăng trưởng ở mức 2 con số trong năm 2023”, ông Kiệt Phạm tự tin.

Không chỉ giới thiệu khách hàng, Zoomcar còn giúp các chủ xe hiểu và chọn lọc khách hàng. Khi khách đặt thuê xe, bộ phận kỹ thuật Zoomcar sẽ kiểm tra xem khách hàng này có bị phạt nguội nhiều hay không, bằng lái là thật hay giả. Thậm chí còn thông qua các đối tác tài chính để xem lịch sử giao dịch của khách hàng… Ngoài ra, Zoomcar không chấp nhận hình thức thanh toán bằng tiền mặt cũng là một trong những yếu tố nhằm giảm thiểu rủi ro cho chính các chủ xe và cả khách thuê.

Dự kiến, trong năm 2023, Zoomcar sẽ mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ ra Hà Nội, Đà Nẵng, đặt tiếp những viên gạch trên công trình xây dựng sàn thương mại điện tử chuyên cho thuê xe ô tô tự lái lớn nhất Việt Nam.

TP.HCM kiến nghị điều chỉnh hướng tuyến đường cao tốc TP.HCM – Mộc Bài

UBND TP.HCM kiến nghị Chính phủ chấp thuận chủ trương điều chỉnh hướng tuyến đường cao tốc TP.HCM – Mộc Bài để không ảnh hưởng đến công trình quốc phòng.

Ngày 17/2, UBND TP.HCM đã gửi công văn khẩn kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương điều chỉnh hướng tuyến Dự án đường cao tốc TP.HCM – Mộc Bài (Tây Ninh) để đảm bảo không ảnh hưởng đến công trình quốc phòng.

Sơ đồ hướng tuyến hiện tại của Dự án đường cao tốc TP HCM - Mộc Bài
Sơ đồ hướng tuyến hiện tại của Dự án đường cao tốc TP.HCM – Mộc Bài

Sở dĩ TP.HCM kiến nghị điều chỉnh hướng tuyến vì cuối năm 2022, Bộ Quốc phòng đã có ý kiến về việc dự án có đi qua đất quốc phòng trên địa bàn TP.HCM và Tây Ninh.

Vì vậy, Bộ Quốc phòng đề nghị UBND TP.HCM phối hợp với Quân khu 7, Quân đoàn 4 nghiên cứu điều chỉnh hướng tuyến của dự án để đảm bảo không ảnh hưởng đến các công trình quốc phòng.

UBND TP.HCM đang tổ chức rà soát các đồ án quy hoạch liên quan, nghiên cứu đề xuất phương án điều chỉnh hướng tuyến, tránh vị trí đất quốc phòng. Thành phố sẽ cập nhật phương án điều chỉnh cục bộ hướng tuyến vào Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TP.HCM đến năm 2040 và tầm nhìn đến năm 2060.

Việc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh hướng tuyến để sớm hoàn chỉnh, trình thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và quyết định chủ trương đầu tư dự án.

Dự án đường cao tốc TP.HCM – Mộc Bài có chiều dài 50 km, tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 16.729 tỷ đồng. Trong đó, vốn nhà nước tham gia vào dự án là 7.433 tỷ đồng (chiếm 44% tổng mức đầu tư) dùng để giải phóng mặt bằng trên địa bàn TP.HCM và Tây Ninh.

Dự án được Chính phủ giao UBND TP.HCM là cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện dự án. Thời gian thực hiện từ năm 2023; hoàn thành đưa vào khai thác từ năm 2027.

Thủ tướng kết luận về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển

Tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, “không ai giải cứu cho ai”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ.

Càng khó khăn, càng phải đoàn kết

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao các báo cáo, ý kiến tại Hội nghị, đề nghị các cơ quan tiếp thu để hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản chỉ đạo phù hợp sau Hội nghị.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, giá cả bất động sản phải là động lực để thúc đẩy sự phát triển, chứ không phải triệt tiêu sự phát triển
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, càng trong khó khăn, thách thức, các chủ thể liên quan càng phải đoàn kết, phát huy tinh thần trách nhiệm.

Theo Thủ tướng, thị trường bất động sản hiện nay đang nổi lên nhiều vấn đề cần giải quyết.

Thứ nhất, cơ cấu cung cầu lệch pha, quá tập trung cho các phân khúc cao cấp mà ít quan tâm tới phân khúc trung bình, thu nhập thấp. 

Thứ hai, giá cả không hợp lý, không phù hợp với thu nhập bình quân đầu người. Theo thông tin trên báo chí, phải mất 1 năm thu nhập bình quân đầu người mới mua được 2 m2 nhà ở cao cấp. 

Thứ ba, phản ứng chính sách của các chủ thể liên quan (cơ quan quản lý, doanh nghiệp, ngân hàng) còn chậm. 

Thứ tư là những vướng mắc về pháp lý. 

Thứ năm, nguồn vốn còn khó khăn (tín dụng, trái phiếu, các nguồn khác). 

Thứ sáu, quy hoạch các dự án, điều chỉnh cơ cấu các dự án còn chậm. 

Thứ bảy, cán bộ một số nơi, một số lúc còn ngại trách nhiệm, không dám làm. 

Thứ tám, các doanh nghiệp chưa thực sự linh hoạt, xử lý kịp thời các vướng mắc do chính mình gây ra.

Về quan điểm, tư duy, phương pháp luận giải quyết vấn đề, Thủ tướng nêu rõ, càng trong khó khăn, thách thức, các chủ thể liên quan (cơ quan quản lý, doanh nghiệp, ngân hàng, khách hàng) càng phải đoàn kết, phát huy tinh thần trách nhiệm, cùng xử lý các vấn đề trên tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp. Cấu trúc này mà không hài hòa thì sẽ không ổn định và không ai phát triển được.

Cùng với đó, đã nói phải làm, đã cam kết phải thực hiện và thực hiện có hiệu quả cụ thể, cân đong đo đếm được. Vừa giải quyết vấn đề trước mắt, vừa xử lý các vấn đề lâu dài, không chuyển trạng thái đột ngột, điều hành giật cục.

Tuân thủ quy luật thị trường, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, bất động sản bình đẳng với các ngành nghề, lĩnh vực khác. Trong đó, điểm cân bằng, dung hòa của cung cầu thể hiện ở giá cả bất động sản, giá cả phải là động lực để thúc đẩy sự phát triển, chứ không phải triệt tiêu sự phát triển.

Tháo gỡ khó khăn để thị trường phát triển bền vững

Thông tin về các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các chủ thể liên quan, Thủ tướng Chính phủ cho biết, điều này đã có đầy đủ trong các nghị quyết, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các tài liệu, báo cáo của hội nghị.

Toàn cảnh Hội nghị
Toàn cảnh Hội nghị

Tuy nhiên, Thủ tướng muốn nhấn mạnh thêm một số nội dung. Các cơ quan quản lý nhà nước tăng cường quản lý nhà nước, rà soát, bổ sung, hoàn thiện thể chế, xây dựng quy hoạch, tăng cường giám sát, kiểm tra, giải quyết các vấn đề nổi lên.

Các tổ chức ngân hàng, tài chính phải khơi thông dòng vốn, giải quyết các vấn đề tín dụng.

Các doanh nghiệp bất động sản phải có trách nhiệm với chính mình, giải quyết các khó khăn do chính mình gây ra do dự báo không sát, phát triển thị trường không tốt, đầu tư vốn không hiệu quả… Cơ cấu lại các phân khúc, giá cả hợp lý để thúc đẩy thanh khoản, hướng tới kinh doanh có lãi nhưng hài hòa. 

“Lúc làm ăn có lãi bù trừ với lúc làm ăn thua lỗ. Không thể lúc nào cũng có lãi được, không thể khó khăn cũng đòi có lãi, không có ai nắm tay đến tối, gối tay đến sáng, phải góp phần vì cái chung”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Các ngân hàng tiết giảm chi phí đầu vào, tăng cường chuyển đổi số, giảm lãi suất huy động với sự vào cuộc của Ngân hàng Nhà nước; từ đó giảm lãi suất cho vay, cơ cấu lại các nhóm nợ, giảm phí, lệ phí… Nền kinh tế có phát triển thì ngân hàng mới phát triển được.

Chính quyền các cấp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục, đẩy nhanh xây dựng các quy hoạch, thực hiện nghiêm quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch kịp thời và điều chỉnh các dự án trên địa bàn phù hợp điều kiện, tình hình địa phương.

Một nhiệm vụ quan trọng khác là bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của khách hàng, đồng thời tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn khách hàng lựa chọn được sản phẩm tốt, phù hợp, góp phần để thị trường phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Sắp tới, Chính phủ sẽ có đề án riêng về phát triển nhà ở, nhà ở công nhân, người thu nhập thấp. 

Thủ tướng hoan nghênh Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tại hội nghị đã báo cáo về gói tín dụng cho lĩnh vực này, Chính phủ sẽ xem xét, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. 

Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu tổ chức công tác truyền thông hiệu quả, đúng, trúng, kịp thời, đánh giá khách quan, trung thực, đúng bản chất tình hình, tránh các thông tin sai lệch.

Nhấn mạnh tinh thần của hội nghị là tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, “không ai giải cứu cho ai”, Thủ tướng cho biết sau hội nghị, Chính phủ sẽ ban hành nghị quyết, nhưng trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, tinh thần hội nghị, các chủ thể phải thực hiện ngay các công việc để thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra.

Thế Giới Di Động đóng cửa chuỗi điện máy ở Campuchia

Thế Giới Di Động đang thanh lý hàng hóa để đóng cửa toàn bộ chuỗi cửa hàng điện thoại, điện máy Bluetronics ở Campuchia trong quý đầu năm nay.

“Sau 6 năm hoạt động, chúng tôi quyết định ngừng kinh doanh ở Campuchia để tập trung vào những mô hình kinh doanh khác và những thị trường khác”, ông Đoàn Văn Hiểu Em – người đứng đầu mảng bán lẻ điện máy, điện thoại của Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) – chia sẻ trong buổi gặp nhà đầu tư giữa tháng này.

Theo website Bluetronics, hiện chỉ còn 2 cửa hàng ở thủ đô Phnom Pênh hoạt động, giảm đáng kể so với giai đoạn giữa 2021 khi là chuỗi bán lẻ lớn nhất Campuchia với 55 cửa hàng.

Nhân viên Bluetronics bày bán sản phẩm trước cửa hàng, tháng 2/2023. Ảnh: Fanpage Bluetronics
Nhân viên Bluetronics bày bán sản phẩm trước cửa hàng, tháng 2/2023. Ảnh: Fanpage Bluetronics

Thế Giới Di Động tham gia thị trường Campuchia từ giữa năm 2017 khi mở cửa hàng điện thoại đầu tiên tại thủ đô Phnom Pênh với tên gọi BigPhone. Sử dụng bộ nhận diện thương hiệu tương tự chuỗi bán lẻ tại Việt Nam, công ty kỳ vọng mỗi cửa hàng thuộc chuỗi này có doanh số 2 tỷ đồng một tháng.

Đến cuối năm 2019, BigPhone được đổi tên thành Bluetronics để kinh doanh điện thoại lẫn điện máy. Bluetronics khi đó được ban lãnh đạo Thế Giới Di Động xem là bàn đạp cho tham vọng xâm nhập thị trường bán lẻ Đông Nam Á. Doanh thu của chuỗi liên tiếp tăng trưởng ba chữ số trong nhiều năm và đạt đỉnh gần 500 tỷ đồng vào 2021. Dù vậy, mức này đóng góp chưa đến 0,5% tổng doanh thu của công ty.

Mô hình kinh doanh của Bluetronics tương tự chuỗi Điện Máy Xanh ở Việt Nam, thậm chí được ban lãnh đạo Thế Giới Di Động dành nhiều thời gian tinh chỉnh cho phù hợp với văn hóa mua sắm bản địa. Tuy nhiên, quy mô thị trường nhỏ và chính sách thuế phức tạp được xem là rào cản khi nhân rộng chuỗi này.

Hầu hết cửa hàng nhỏ lẻ tại Campuchia không có thuế giá trị gia tăng, trong khi Bluetronics tính thuế này cộng thêm thuế nhập khẩu nên giá bán sản phẩm luôn cao hơn mặt bằng 10-15%. Ban lãnh đạo cho biết Bluetronics khó cạnh tranh nếu giữ giá bán cao, còn chấp nhận chạy đua với các cửa hàng nhỏ lẻ thì không có lãi.

“Công ty đánh giá chuỗi này không có tiềm năng đóng góp doanh thu và lợi nhuận đáng kể trong tương lai nên chủ động đóng cửa để giảm gánh nặng”, lãnh đạo Thế Giới Di Động cho hay.

Sau khi rút khỏi Campuchia, Thế Giới Di Động cho biết sẽ dồn lực vào thị trường Indonesia với chuỗi điện thoại và điện máy EraBlue. Chuỗi này khai trương 5 cửa hàng vào tháng 12/2022 và doanh số bình quân mỗi tháng của một cửa hàng đạt khoảng 5 tỷ đồng.

Cửa hàng EraBlue tại Indonesia. Ảnh: Website Thế Giới Di Động
Cửa hàng EraBlue tại Indonesia. Ảnh: Website Thế Giới Di Động

Lãnh đạo Thế Giới Di Động cho biết thị trường điện thoại và điện máy của Indonesia có quy mô khoảng 14 tỷ USD, lớn hơn nhiều so với Campuchia và thậm chí gấp đôi Việt Nam. Thị trường này có phần lớn cửa hàng truyền thống nên danh mục sản phẩm, hàng hóa trưng bày cũng như dịch vụ hậu mãi hạn chế.

“Ở Indoneia có hai nhà bán lẻ đối trọng, nhưng so với họ thì chúng tôi đang bằng hoặc chỉ thấp hơn một chút”, ông Hiểu Em nói, đồng thời khẳng định sẽ không mất nhiều thời gian để chuỗi EraBlue hoàn thiện mô hình kinh doanh và nhân rộng cửa hàng thử nghiệm nhằm đưa ra đánh giá toàn diện trước khi bước vào giai đoạn tăng tốc.

1 2 3 4 5 8