Tích cực nhận việc khó, biết tận dụng sức mạnh tập thể… là bí quyết giúp bạn thăng tiến vượt bậc.
Ở chốn công sở, nếu muốn nâng cao năng lực cạnh tranh cốt lõi, làm việc chăm chỉ là điều tất yếu. Sếp và cấp trên thích kiểu nhân viên chăm chỉ này. Nhưng, nếu bạn chỉ biết vùi đầu vào làm việc, đó là chưa đủ bởi sức cạnh tranh của bạn sẽ không quá mạnh. Nếu làm thêm bốn điều sau đây, bạn có thể nâng cao năng lực cạnh tranh cốt lõi của mình.
1. Học cách tích cực thể hiện mình nơi công sở
Có nhiều người quen sống thụ động, chờ đợi, vùi đầu vào công việc mà không chủ động thể hiện mình. Có thể họ khiêm tốn và lịch sự. Điều này có thể là kết quả của nền tảng giáo dục, ảnh hưởng văn hóa công sở truyền thống. Bạn nghĩ miễn là mình làm việc chăm chỉ, cấp trên và sếp chắc chắn sẽ nhìn thấy điều đó. Nhưng có một sự thật phũ phàng nơi công sở là sếp bận rộn và cấp trên ít khi để ý đến những vai trò vô danh. Bạn có chút công lao nhưng không chủ động thể hiện, mọi thứ sẽ nhanh chóng bị lãng quên. Do đó, ở nơi làm việc, lương thưởng có thể không tỷ lệ thuận với nhau khi bạn không tích cực thể hiện bản thân. Nếu bạn khó thể hiện năng lực cạnh tranh của mình, đó là trở ngại lớn cho sự nghiệp của bạn.
2. Dám thử thách bản thân với công việc khó
Độ khó cao đồng nghĩa công việc càng khó làm, phần thưởng càng lớn. Tại nơi làm việc, dám đương đầu với những công việc khó khăn là con đường tắt để nâng cao năng lực cạnh tranh cốt lõi của một người, là con bài quan trọng nhất để bạn được thăng tiến và tăng lương.
Ngược lại, mặc dù một số người rất có năng lực và tài năng, từng được sếp, cấp trên đánh giá cao, họ vẫn bị tụt lại phía sau trong cuộc cạnh tranh khốc liệt, bị loại bỏ. Bởi họ có một điểm yếu “chết người”, đó là thiếu dũng khí để thử thách với những công việc khó khăn. Ngay cả khi sếp và cấp trên trao cho họ cơ hội, họ cũng không thể nắm bắt được vì sự rụt rè của mình. Hãy nhớ, không dám thử thách với những công việc khó chẳng khác nào tự giam cầm tiềm năng của chính mình, điều này sẽ khiến bạn ngày càng trở nên tầm thường.
3. Có tinh thần đồng đội
Những người có tinh thần cạnh tranh thực sự không chỉ mạnh khi làm việc một mình, mà quan trọng hơn là anh ta có bản lĩnh, tinh thần đồng đội, biết cách hòa nhập vào tập thể và chiến đấu cùng mọi người.
Ngược lại, ở nơi làm việc, nếu bạn luôn “đơn thương độc mã”, bạn sẽ phải chịu nhiều khó khăn. Những người làm một mình dù có năng lực đến đâu cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt, với môi trường làm việc hiện đại và với sự phân công lao động ngày càng tinh vi hơn. Vì vậy, ở công sở, ngoài việc chăm chỉ làm việc, bạn phải đặc biệt chú ý đến tinh thần đồng đội, biết mượn sức mạnh tập thể và đóng góp cho mục tiêu chung.
4. Tận dụng thời gian và cải thiện bản thân thông qua việc không ngừng học hỏi
Học tập như chèo thuyền ngược dòng, không tiến ắt sẽ lùi. Trong môi trường làm việc hiện đại, những người có năng lực cạnh tranh cao thường học tập không ngừng. Ngay cả khi họ bận rộn trong công việc, cho dù cuộc sống căng thẳng đến đâu, họ sẽ dành thời gian để học tập.
Mặt khác, sau một ngày bận rộn, ai cũng muốn được nghỉ ngơi, dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, nhưng những điều này không làm chúng ta trì hoãn học tập. Chỉ cần bạn chịu khó học hỏi, thời gian luôn có thể sắp xếp được.